Notice: Undefined index: action in /home/datechen/public_html/wordpress/wp-content/themes/twentyseventeen/functions.php on line 2
Diễn đàn môn Cơ Lưu Chất – Diễn Đàn Datechengvn

Diễn đàn môn Cơ Lưu Chất

Datechengvn đưa trang web diễn đàn này để Thầy Cô, Cán bộ Giảng dạy, Nghiên cứu và Sinh viên các trường Đại học Công nghệ và Kỹ thuật ở Việt Nam cùng nhau trao đổi về vấn đề học tập và nghiên cứu trực tuyến, nhằm giúp các em có thể tiếp cận các đáp án, giải pháp một cách nhanh chóng, cho dù ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào !

Công cụ trực tuyến này sẽ giúp cho việc nghiên cứu và học tập đạt được hiệu quả cao và nhanh chóng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và do đó sẽ nâng cao chất lượng học tập của các em.

Môn Cơ học Lưu Chất là một trong những môn học cơ sở khá khó với các bạn sinh viên những năm đầu học đại học. Nó đòi hỏi kiến thức toán phải vững vàng: Vi tích phân, trường vectơ, toán giải tích, đại số tuyến tính, phương pháp sai phân,..; kiến thức vật lý về các định luật cơ học, lực và moment, động học và động lực học, vấn đề về thứ nguyên và đồng dạng…

Do đó, mong rằng các bạn sẽ tận dụng công cụ này để trao đổi hầu nhanh chóng lắp đầy các khoảng hở trong quá trình học các môn cơ bản để sớm đạt được hiệu quả cao trong việc học tập cho bản thân cũng như các bạn khác.

Nếu bạn muốn tải lý thuyết, phụ lục và bài tập các môn Cơ Lưu Chất, Thủy lực hãy: nhấp chuột vào đây để đến trang chủ Datechengvn

Thân!

DATECHENGVN

 

404 Trả lời “Diễn đàn môn Cơ Lưu Chất”

  1. Thưa thầy, thầy có thể hướng dẫn em giải bài tập này được không ạ? Em cảm ơn
    Một bình hình trụ bán kính R= 0.6m, chiều cao H= 0.9m, đựng nước đến độ cao h= 0.4m. Bình quay tròn với vận tốc N (vòng/phút) được treo trong thang máy chuyển động đi lên nhanh dần đều với gia tốc không đổi là a= 2.04 m/s2. Xác định N tối đa để nước không tràn ra ngoài.

    1. Em thân
      Để giải bài toán này em theo các bước sau:
      1. Tính gia tốc biểu kiến: g’ = g + a’; với a’ là gia tốc quán tính (>0, nếu hướng xuống. Trong trường hợp bài toán này, thang máy chuyển động lên, nhanh dần đều, gia tốc quán tính a’ hướng xuống, do đó a’ = + 2,04m2/s)
      2. Dùng gia tốc biểu kiến này để tính toán vòng quay tối đa để nước không tràn ra ngoài
      3. Để tính vận tốc quay tối đa nước không tràn ra ngoài em tham khảo các bài giải hướng dẫn thầy đã tải lên web site này

      Thân

      DATECHENGVN

  2. Chào Thầy!
    em có 1 bài tập nhờ thầy hưỡng dẫn dùm em với ạ!
    Đề:
    1 bình chứa khí có thể tích V = 1m^3, áp suất tuyệt đối là 1at. Người ta nén thêm khí vào bình qua 1 vòi ở bên hông bình để đạt được áp suất tuyệt đối là 3at. Thể tích khí cần nén vào là 60m^3. Tìm áp suất của khí trước khi nén vào bình. Giả sử quá trình nén là đẳng nhiệt và vỏ bình không biến đổi
    Em xin cám ơn thầy!

    1. Em thân

      Em dùng phương trình khí lý tưởng khi giữ nhiệt độ bằng hằng số:
      po.Vo=p1.V1 để giải.
      với trạng thái o ở áp suất khí trời 1 at.
      trạng thái 1 ở áp suất 3 at.

      Mong em hiểu và làm được bài.

      DATECHENGVN

  3. Chào thầy! Em là sinh viên lớp sáng thứ 5 tiết 456, phòng 214B1 đang học cơ lưu chất với thầy. Xin thầy cho em mất khẩu tài liệu mới. Em cám ơn thầy và chúc thầy nhiều sức khỏe!.

  4. Em chào thầy! Em là Nguyễn Ngọc Anh, MSSV: 31300105, hiện đang học lớp Cơ Lưu Chất của thầy vào ngày thứ 5 tiết 456 phòng 214B1 nhóm A01-A ạ. Thầy cho em xin pass để mở tài liệu Cơ Lưu Chất mới của thầy để tải về và học với ạ. Mail của em: nnanh1319@gmail.com. Em cảm ơn thầy và kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ!

    1. dautay2703xinh thân,
      Bài này em làm như sau:
      1. Xem bình kín khí như là một bình hở có cao trình mực nước là H+H1
      2. Tính vận tốc qua lỗ Vc = Cv.(2g(H+H1))1/2
      3. Tính diện tích dòng tia tại mặt cắt co hẹp: Ac = Cc.A
      4. Tính lưu lượng: Q =Vc.Ac
      5. Để tính Xo, em xem chuyển động của dòng tia như là chuyển động đạn đạo trong không khí, bỏ qua lực cản, có vận tốc nằm ngang là Vc, xuất phát tại trong tâm mặt cắt co hẹp C-C.
      6. Viết phương trình quỹ đạo dòng tia (parabol), xong cho Yo vào, em sẽ tìm được Xo

      Mong em hiểu cách làm.

      Thân.

      DATECHENGVN

    1. Sanggg thân,

      Bài này không khó: từ hai điều kiện cho, em tìm được hai phương trình giải ra A và B.
      Sau khi có được phương trình u = f(y), lấy đạo hàm du/dy, tính giá trị tại y=0, rồi thế vào công thức tính ứng suất ma sát nhớt là em có thể giải bài tóan này.

      Thân.

      DATECHENGVN

  5. Thưa thầy em đã đăng kí thành viên cấp 2 và nộp phí thành viên nhưng vẫn chưa nhận được password và mật mã thành viên cấp 2 để làm trắc nghiệm.Mong thầy sớm phản hồi bởi vì em thi cuối kì vào tuần sau.Em chân thành cảm ơn thầy
    Mail của em là: infotechvirgo8@gmail.com

  6. Em chào thầy, thầy hướng dẫn em cách làm câu này ạ, em cảm ơn thầy.

    Bài 2: Có một hệ thống gồm hai ống hình trụ; ống lớn bên trái kín, áp suất tại điểm B là pB = 155500N/m2 ; ống nhỏ bên phải có tiết diện S=600cm2 với pittông di chuyển bên trên. Trong hệ thống chứa hai loại chất lỏng khác nhau có ρ=const, thông với nhau với độ cao h=h1=1,2m; chịu lực F=350KN và đứng cân bằng (như hình vẽ). Nếu tăng lực F lên 25KN nữa mà thể tích khối khí trong bình vẫn không đổi, hệ thống vẫn cân bằng, hãy tính áp suất tại điểm A.

    https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t35.0-12/10834313_994701613880238_1750758786_o.jpg?oh=a1ed427b3efdd01ef6a8d3704248ac07&oe=547FA90B&__gda__=1417692715_799764b20133afe4e89aed5e7351e0dc

    1. nhoxmar thân,

      Em có thể giải bài tóan này như sau:

      • Bước 1: khi pittông chưa tăng lực nén:
        + Em tính áp suất ở đáy pittông:
        pd = P/A       (1)
        Với P là lực nén, A là diện tích mặt pittông
        + Tính tỉ trọng δ của chất lỏng bên dưới theo công thức sau (không có yêu cầu trong đề bài, nhưng phải kiểm tra giá trị này lớn hơn 1 thì đề mới hợp lý):
        δ = (pd – pB)/(γH2O.h)       (2)
        + Tính áp suất tại điểm A, dựa vào áp suất tại điểm B, cột chất lỏng h1 với δ=1:
        pA = pB – γH2O.h1       (3)
      • Bước 2: Khi pittông gia tăng lực nén lên ∆P=25KN và giả thiết thể tích khí không đổi:
        + Em tính áp suất gia tăng tại mặt dưới pittông: ∆pd = (∆P)/A       (4)
        + Áp dụng nguyên lý Pascal, ta được: ∆pA = ∆pd       (5)
        + Do đó, áp suất mới tại A, là:
        pA (new) = pA + ∆pA       (6)

      Mong em hiểu cách làm.

      Thân.

      DATECHENGVN

  7. Hỏi thầy một số câu lý thuyết về đường ống, em còn rất lúng túng và chưa phân biệt được. Cảm ơn thầy.
    1. a. Công thức Darcy, khi mà hệ số ma sát dọc đường lamda = f(Re) thì dòng chảy có thể ở chế độ nào?
    b. Công thức Darcy áp dụng dòng chảy nào?
    c. Hệ số tổn thất dọc đường lamda phụ thuộc vào ống khi chảy chế độ nào?
    d. Công thức Chezy tính tổn thất năng lượng dọc đường áp dụng cho dòng chảy nào?
    2. Bài toán : Dòng thẳng đều ngang với vận tốc 5m/s từ xa vô cực đến gặp 1 điểm nguồn cường độ 2m^2/s đặt tại A (2,3). Vị trí điểm dừng B?

    Cảm ơn thầy đã xem.

    1. Câu 1:
      a. Trong công thức Darcy: hd=λ(L/D)*V2/2g, khi λ=f(Re) thì dòng chảy đều trong ống có thể là :
      – Chảy tầng;
      – Chảy rối thành trơn
      b. Công thức Darcy có thể áp dụng trong tất cả các chế độ dòng chảy khác nhau từ chảy tầng cho đến chảy rối, theo thứ tự số Reynolds tăng dần như sau:
      – Chảy tầng;
      – Chảy rối thành trơn;
      – Chảy rối thành nhám;
      – Chảy rối thành hòan tòan nhám (hay còn gọi là chảy rối khu sức cản bình phương, nghĩa là tổn thất tỉ lệ với bình phương vận tốc)
      c. Hệ số tổn thất dọc đường λ phụ thuộc vào độ nhám thành ống (độ nhám tuyệt đối e; hoặc độ nhám tương đối e/D), khi dòng chảy là:
      – Chảy rối thành nhám;
      – Chảy rối thành hòan tòan nhám;
      d. Công thức Chezy: hd= [(Q2/K2).L; với K là mô đun lưu lượng, tính theo Manning như sau: K = (A*R2/3)/n ; với n được gọi là hệ số nhám Manning.
      – Nhìn vào công thức ta có thể thấy rằng, công thức chỉ liên quan đến hệ số nhám của thành ống, không có liên quan đến số Reynolds (Re), như vậy theo giản đồ Nikuradse, nó rơi vào trạng thái chảy rối thành hòan tòan nhám .
      Câu 2.
      Bài tóan:
      Nua Co The
      Bài tóan này là bài tóan chồng chập hai chuyển động thế: chảy đều song song và cùng chiều trục ox và điểm nguồn tại A(2;3), thầy đã có trình bày trong lý thuyết ở chương 6, trang 87-89 (nhấp chuột vào đây để tải tài liệu). Kết quả sẽ được tìm thấy bằng cách chuyển tọa độ xoy về XAY, nghĩa là: x = X+xA và y = Y+yA.
      Như vậy khi em tìm được tọa độ điểm dừng D: XD và YD, em có thể chuyển về tọa độ xD và yD. Trong tài liệu, kết quả được cho theo tọa độ cực thì em dùng công thức chuyển tọa độ, từ tọa độ cực sang tọa độ Descartes, em tham khảo công thức của thầy trên diễn đàn này.
      Như vậy em sẽ tìm thấy kết quả như sau:
      XD = – q/(2*π*U) và YD =0;
      Chuyển sang tọa độ xoy, em tìm thấy đáp án, như hướng dẫn ở trên.
      Mong em hiểu và làm được bài tóan này.
      Thân.
      DATECHENGVN

    1. beppuchan thân,
      Các bài tập em nêu, thầy đều đã có tải lên mạng và có hướng dẫn trong lớp.
      Câu 1: em nhấp vào đây: http://datechengvn.com/wordpress/?paged=3
      Câu 2: em nhấp vào đây: http://datechengvn.com/wordpress/?p=1106#comments
      Câu 3 & 4: em vào vùng thành viên cấp 2 để làm trắc nghiêm Cơ Lưu Chất – Xem lại lý thuyết bài tập của thầy.
      Câu 5: em nhấp vào đây:http://datechengvn.com/wordpress/?page_id=2, xem ở bên dưới trang này.

      Thân.

      DATECHENGVN

  8. Em đang sử dụng tài khoản thành viên cấp 2 để làm bài tập trắc nghiệm.
    Không biết tại sao bên phần thủy lực em thấy bài tập 1a 1b 1c 2a 2b 2c….. nhưng qua phần cơ lưu chất thì thấy mỗi 1a 1b rồi chọn tiếp bài tập khác ko thấy 1c mà chỉ hiện toàn tiếng gì không, f5 refresh lại thì trở lại 1a 1b rồi vẫn vậy , có phải do lỗi không thầy. Thầy xem giúp em. Cảm ơn thầy đã đọc.

    1. beppuchan thân,
      Chắc chắn em bị trục trặc ở trình duyệt của em rồi.
      Em nên thay đổi trình duyệt của em.
      Hoặc em hãy ấn nút Refresh ở trình duyệt nhé.

      Thân.

      DATECHENGVN

      Phản hồi từ beppuchan
      Vào 07:08 Ngày 26 tháng 07 năm 2014, beppuchan : Hà Thanh Hải <91301035@hcmut.edu.vn> đã viết:

      Cảm ơn thầy, em đã làm được. Do trình duyệt em bị lỗi nên không load được. Đổi trình duyệt thì ok ạ.

  9. Chào thầy ,
    Em học lớp dự thính hè cuả thầy,
    em muốn làm bài tập trắc nghiệm nhưng làm được 10 câu thì nó yêu cầu tài khoản cấp 2 không biêt phải làm sao.
    Cảm ơn thầy.

    1. beppuchan thân,
      Dĩ nhiên khi em đăng ký thành viên cấp 2, em sẽ nhận được một tài khỏan cấp 2 qua email của em.
      Rồi em đến vùng thành viên cấp 2 để sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trong đó có tòan bộ trắc nghiệm như em hỏi.
      Muốn đến vùng thành viên cấp 2, em nhấp chuột vào đây để đăng nhập với tài khỏan cấp 2:
      http://datechengvn.com/SignInMenu/SignInMenu.php
      Chúc em thành công.

      Thân.

      DATECHENGVN.

      1. Le Van Duc Thân
        Thưa thầy, em vừa đăng ký tài khoản level 2 bằng chuyển khoản ngân hàng Agribank với số tiền là 50.000 đồng. Người gửi: Cao Thị Bé. CMND: 183791414.
        Nhưng em quên ghi mail, nay em gửi mail cho thầy, thầy xem xét giúp em. Mail: 91301035@hcmut.edu.vn
        Đây là giấy nộp tiền.
        http://www.upsieutoc.com/images/2014/07/23/WP_20140723_0061.jpg
        Cảm ơn thầy đã xem.

        1. beppuchan thân,

          Tài khỏan cấp 2 đã vào email của em. Em dùng tài khỏan này đăng nhập vào vùng thành viên cấp 2:
          NHẤP CHUỘT VÀO ĐÂY: http://datechengvn.com/SignInMenu/SignInMenu.php
          để lấy nhiều tài liệu học tập trực tuyến, bài tập mẫu, làm kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến, ..
          Chúc em học tập chăm chỉ. Chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt !
          Thân.

          DATECHENGVN GROUP

  10. Thưa thầy!
    cho e hỏi bài tập chương 3
    Nước chảy đầy trong ông tròn .Khi lưu lượng là Q0 và nhiệt độ là 20(C) số Reynolds trong ống bằng 10^5.Khi lưu lượng là 4Q đường kính không đổi và nhiệt độ nước là 40(0C)số Reynolds trong ống bằng
    Em làm ra kết quả 3.744*10^5 nhưng hông giống trong đáp án..thầy giúp e với

    1. changtraixula94@gmail.com thân,
      Em giải bài tóan này như sau:
      Công thức tính số Reynold trong ống tròn là:
      Cong thuc reynold
      Ứng với nhiệt độ t1 = 20oC, hệ số nhớt động học là ν1, lưu lượng là Q1
      Ứng với nhiệt độ t2 = 40oC, hệ số nhớt động học là ν2, lưu lượng là Q2
      Lập tỉ số Re2 và Re1, ta đươc công thức sau:
      Cong thuc reynold
      Tra phụ lục để tìm giá trị của ν1 và ν2 ứng với nhiệt độ t1 và t2
      Thế Q và ν tương ứng với t vào công thức (2), ta tìm được kết quả.
      Em thử làm lại xem.
      Thân.
      DATECHENGVN

  11. chào thầy, xin thầy giúp e bài này ạ
    bài 1:lưu chất chuyển động ổn định với các thành phần vận tốc:
    u(x)= x^3+2z^2
    u(y)= y^3-2yz
    u(z)= -3(x^2+y^2)z+z^2
    thành phần theo phương x của vector vận tốc quay Là ?
    bài 2: chuyển động 2 chiều của lưu chất không nén có thành phần theo phương x là:
    u(x)= 2x^2y^3 -3xy. suất biến dạng dài theo phương y là?

    1. LePhucLuong thân,
      BÀI 1:
      Để tính tóan vận tốc quay ω, em xem trong giáo án Cơ Lưu Chất, Chương 3 của thầy:
      Nhấp chuột vào đây.
      Tóm tắt như sau:
      Van toc quay omega
      Tính thành phần ωx, ta có:
      Van toc quay omega
      Lấy đạo hàm và thế giá trị vào, ta được:
      Van toc quay omega
      BÀI 2:
      Em áp dụng phương trình liên tục: Div(u) = 0
      tìm được đạo hàm riêng phần của uy theo y.
      Sau đó áp dụng công thức tính biến dạng dài theo phương y trong tài liệu của thầy.

      Mong em hiểu cách giải.

      Thân.

      DATECHENGVN

      thân.

  12. thầy ơi .. có thể giải bài này giúp e ko ạ ? e chưa xác định được hướng làm ạ..
    bài 2.14 trong cuốn bài tập của thầy ạ
    Một ống hình chữU (Hình 2.14) có hai nhánh A và B đường kính d nhỏ, cách nhau một đoạn là R, chiều cao H, lúc đầu đựng đầy nước. Người ta quay quanh trục thẳng đứng Δ với một vận tốc không đổi N (vòng/phút). Nếu như hai nhánh chữ U đều thông khí trời, tính chiều cao mực nước trong bình A. Cho: g = 9,81 m/s
    2; H = 5m; R = 2m; N = 30 vòng / phút

    1. Tiến thân,
      Hình của bài tóan như sau:

      Cách giải như sau:

      • Từ vận tốc quay N (vòng/phút), em đổi sang vận tốc quay ω (rad/s)
      • Nếu như 2 ống A và B đều thông với khí trời, khi trục quay qua nhánh A, mực nước trong nhánh A hạ xuống (gọi M là điểm trên mặt thóang) và mực nước trong ống B dâng lên. Nhưng vì lúc đầu nước đầy ống, nên phần dâng lên sẽ tràn ra bên ngòai. Lương nước tràn ra cũng chính là phần thể tích giảm xuống ở nhánh A.Do đó mực nước ở nhánh B không đổi (Gọi N là điểm trên mặt thóang)
      • Đặt ΔZ là cao trình giảm thấp mực nước ở nhánh A → cao trình mực nước ở nhánh A điểm M là ZM = H-ΔZ, ứng với áp suất khí trời, bán kính rM=0.
      • Điểm N có: ZN = H, ứng với áp suất khí trời, bán kính rN=R.
      • Áp dụng phương trình tĩnh tương đối trong trường hợp quay đều quanh trục thẳng đứng đối với 2 điểm M và N:
        p/Υ + Z – ω2.r2/2g = const.
        Em có thể dễ dàng tìm được ΔZ, và rồi tìm được cao trình của điểm M

      Mong em hiểu cách giải.

      Thân.

      DATECHENGVN

  13. Thưa thầy, cho em hỏi về dạng bài tính lực ma sát mà không chuyển động mà chuyển động quay như bài sau:
    Một bánh răng quay với vận tốc N=300 v/ph quanh trục đường kính d=30mm, dài L=25 mm và mặt bên tựa vào 1 đĩa tròn đường kính a=60mm. Khe hở giữa các mặt tiếp xúc hình trụ là t=0.1mm và giữa các mặt phẳng tròn là b=0.2 mm. Chúng được bôi trơn bằng dầu nhờn có độ nhớt m=1 poise, p=850 kg/m^3. Tính moment và công suất ma sát.

  14. Em có bài tập này nhưng không biết giải như thế nào. mong được thầy giúp đỡ. Bài tập của em như sau:

    Điểm nguồn có cường độ 3,0 m3/s.m tại gốc tọa độ đặt trong dòng chảy, đều có U0=1,0 m/s theo chiều dương trục x. Tìm:

    +Vị trí điểm dừng (ĐS:-0,477m)

    +Giá trị dòng max tại điểm dừng (ĐS:y=1,5m)

    +Tốc độ tại điểm (-0,3;1,5). (ĐS: 0,988 M/S)

    Em đang rất cần sự giúp đỡ của thầy

    Cảm ơn thầy!

  15. Chào thầy , em có bài tập làm mà khó hiểu, mong thầy giúp đỡ ak
    Bài tập em chụp hình lên luôn ạ. Trong lúc em tìm hiểu, em cũng tìm được 1 bài khác tuy nhiên bên động năng và bên động lượng ạ
    http://s1.storage.5giay.vn/image/2014/02/20140222_53515984a541a28075c01b6a19c5013c_1393058403.jpg
    http://s1.storage.5giay.vn/image/2014/02/20140222_69655969881e82efb385e9edb3891e81_1393058327.jpg

    >>
    http://s1.storage.5giay.vn/image/2014/02/20140222_dcc646715c59b210b0666e548a3df1df_1393058385.jpg

    1. lynk_nguyen031993 thân,

      Đối với bài tập này em, em làm như sau:
      1. Thiết lập phương trình trường vận tốc u trên mặt cắt ướt tròn (A) theo tọa độ r thỏa các điều kiện cho;
      2. Dùng phương pháp vi phân, chọn vi phân diện tích dA = 2.r.dr. Trên vi phân diện tích này em có giá trị vận tốc u(r)
      3. Tìm vi phân của các yếu tố dòng chảy mà bài tóan yêu cầu: động lượng, động năng,…trên vi phân diện tích dA.
      4. Tích phân các vi phân này trên tòan diện tích A, bằng cách lấy cận tích phân từ r=0 đến r=R (với R là bán kính đường ống) em sẽ tìm được tổng giá trị của các yếu tố (động lượng, động năng,…) đi qua mặt cắt A.

      Mong em hiểu và giải được các bài tóan này.

      Thân.

      DATECHENGVN

  16. thưa thầy em có thắc mắc bài này không biết cách giải:một lớp mỏng chất lỏng newton(khối lượng riêng y,độ nhớt u) chảy trên mặt phẳng nghiêng một 1 góc a,chiều dày t.Phía trên tiếp xúc với không khí coi như không có ma sát .Tìm biểu thức của u theo y .có thể xem quan hệ u theo y tuyến tính được không?

    1. Kimanhnguyen1111 thân;
      Thầy không rõ đề bài tóan mà em hỏi. Thầy ví dụ bài tóan chất lỏng chuyển động trên mặt nghiêng như trong Hình 1 bên dưới:
      Chat long truot tren mat nghieng
      Cách giải bài này như sau:

      • Gọi oy và ox là 2 trục trong hệ tọa độ oxy như trong Hình 1;
      • Xét mặt phẳng (P) song song mặt thóang cắt trục oy tại giá trị y.
      • Xét khối thể tích chất lỏng hình hộp chữ nhật có diên tích A, chiều dày (t-y), nằm giới hạn trên mặt (P), dưới mặt thóang
      • Giả sử khối chất lỏng này chuyển động đều ==> G.sin(α) = Fms.
        với, G = Υ.A(t-y) và Fms= A.μ.du/dy. Thế vào trên và tích phân ta được:
        u=Υ/μ(t.y – y2/2).sin(α)
      • Khi t, bé ==> y2 sẽ rất bé. khi đó ta có thể tính lực ma sát nhớt bằng cách xem quan hệ u theo y là tuyến tính. Sai số sẽ khá bé.
      • Mong em hiểu cách làm.

        Thân.

        DATECHENGVN

  17. Thưa thầy, em không hiểu đề bài này lắm, mong thầy giải thích cho em:
    Một bình bằng thép có thể tích tăng 1% khi áp suất tăng thêm 70 Mpa. Ở điều kiện chuẩn (áp suất p=101.3 KPa) bình chứa đầy 450 kg nước. Biết suất đàn hồi K=2.06×10^9 Pa. Hỏi khối lượng nước cần thêm vào để áp suất tăng thêm 70 Mpa

    1. tatvinh thân.

      Thầy nghĩ bài này, các bạn đã sửa trong lớp rồi !? Em học lớp nào mà không hiểu bài này ?
      Bài này áp dụng công thức tính module đàn hồi của chất lỏng khi bị nén (xem công thức trong tài liệu).
      Em làm như sau:

      • Thể tích nước trong bình ở điều kiện chuẩn V = m/ρ = 450 kg / 1000kg/m3 = 0,45 m3
      • Gọi ΔV là thể tích cần thêm vào ở áp suất chuẩn (pc=101.3 KPa), thì thể tích ban đầu Vo ở áp suất chuẩn = thể tích nước trong bình V + ΔV
      • Khi nén thể tích này vào bình, làm cho bình nở ra 1%, nên thể tích V1 = V*(1+1%) và lúc đó áp suất p1 = 70×106+101,3×103 (Pa)
      • Có được po, Vo, p1, V1, và module đàn hồi K thế vào công thức tính module đàn hồi, em sẽ tìm được ẩn số ΔV

      Mong em hiểu bài tóan này.

      DATECHENGVN GROUP

      1. Em cám ơn thầy ạ. Nhân đây thầy giải thích dùm em bài 1.4 ạ, em đọc trong tài liệu chỉ có tính Fms theo vận tốc thôi, còn công thức tính độ nhớt khi tăng nhiệt độ em cũng không tính được (không có hay hằng số A1 và B1) vậy làm sao để giả bài này ạ.

  18. Thưa thầy!
    Em có một bài tập mà em không hiểu sao cho đúng nữa mong thầy hướng dẫn giúp em. Dạ bài toàn đó nhứ sau:
    Một xe chở nước đang chuyển động nhanh dần đều không đậy nắp có thùng chứa dạng hộp chữ nhật với kích thước 4m x2m x2m, thùng đang chứa 1m nước.Biết khối lượng riêng của nước rô=10^3 kg/m3
    1. Xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = bao nhiêu thì thể tích nước trong thùng giảm 1/2
    2. Với a tìm được ở trên hãy tìm quy luật phân bố áp suất nước trong thùng. vẽ đồ thị phân bố áp suất nước đáy thùng. Xác định áp lực nước tác dụng lên đáy thùng.

    Mong thầy giúp em!
    Dạ em xin cảm ơn!

      1. em chào thầy ạ! em và các bạn đang ôn thi cuối kì. Có một số bài chúng em không hiểu
        thầy vui lòng hướng dẫn giúp chúng em các bài này với!
        1/ Một trường dòng chảy 2 chiều ổn định, không nén được có thành phần vận tốc theo phương x: ux = 0,5×2 và x,y tính theo mét. Biết vận tốc ngang qua góc tọa độ bằng 0. Tìm vận tốc U tại điểm M (1,3)?
        2/Một thùng hình trụ kính nằm ngang có D = 2m,chứa chất lỏng đến nửa thùng. Biết tỉ trọng của chất lỏng δ = 1,6 và áp suất khí bên trong thùng p0 = 150 kpa. Tính áp lực nước lên mặt bên hình tròn của thùng?
        http://s867.photobucket.com/user/hieutang091185/media/hinh2_zps5ee3c716.png.html
        3/van chữ nhật đồng chất AB có chiều dài ( vuông góc trang giấy ) L =1m, đặt nghiêng giữ nước trong hình vẽ. van có thể quay quanh trục nằm ngang qua A. Góc nghiêng α = 300. Cột nước H trong hình bằng 2m; hA = 1m.trong bình chỗ áp suất lớn nhất bằng áp suất khí trời. Để van không tự tháo nước ra ngoài thì trọng lượng tối thiểu của van bằng bao nhiêu?
        http://s867.photobucket.com/user/hieutang091185/media/hinh3_zpscaf4fefd.png.html
        4/cho nước chảy trong kênh bê tong có mặt cắt hình thang như hình vẽ. biết lưu lượng chảy trong kênh là Q = 1m3/s, độ nhớt ν = 10-6 m2/s, cho bề rộng đáy kênh b = 1m, chiều cao mực nước h = 0,5m, α = 600.Tìm trạng thái nước chảy trong kênh?
        http://s867.photobucket.com/user/hieutang091185/media/hinh4_zps15eb4a2b.png.html
        em kính mong thầy giúp em và các bạn trả lời sớm để em cùng các bạn có đủ kiến thức thi qua môn này!

        1. hieutang09118 thân,
          + Bài 3 và 4, thầy đã trả lời cho em rồi !
          + Bài 1 không rõ, em cần xem lại đề cho chính xác !
          + Bài 2: em làm như sau:

          • gọi A là điểm trên mặt thóang, B là điểm ở đáy thùng, AB thẳng đứng, áp sát thành.
          • Em tính lực tác dụng lên thành bên tương đương với tính lực tác dụng lên hình phẳng chữ nhật có chiều cao AB và chiều rộng bằng với chu vi của thùng

          Thân.

          DATECHENGVN GROUP

      1. pOtm_mn thân,
        Hình bài tóan của em như sau:Thùng nước chuyển động thẳng, nằm ngang
        Thầy có một số gợi ý:

        • Chọn hệ thọa độ tương đối xoz, gắn với xe, như Hình 1.
        • Vì chuyển động là nhanh dần đều, nên gia tốc a cùng chiều với chiều chuyển độnng (trục ox). Do đó gia tốc quán tính cùng giá trị, nhưng ngược chiều với gia tốc a. Mực nước nâng lên ở phía sau
        • Vì nước còn lại 1/2 thể tích ban đầu nên mặt thóang là đọan thẳng AB, như Hình 1. Với A là đỉnh cạnh sau của thùng; B nằm trên cạnh đáy và là trung điểm cạnh đáy của thùng ==> OB = 2m; OA = 2m
        • Áp dụng phương trình tĩnh tương đối chuyển động thẳng gia tốc không đổi:
          p/γ + z + a/g.x = const          (1)
          Cho 2 điểm A và B, với lưu ý:
          + Áp suất dư tại A và B bằng 0.
          + zA = 2m;
          + zB = 0m;
          + xA = 0m;
          + xB = 2m;
        • Thế vào ta sẽ tìm được a
        • Biểu đồ phân bố áp suất dư trên đọan OA, là hình tam giác vuông AOA’; và trên đọan OB là hình tam giác vuông BOB’, có cạnh OB’= OA’ = pO = γ.OA
        • Lực tác dụng trên đáy bình có thể tính theo 2 phương pháp:
          + Diện tích biểu đồ phân bố áp suất trên đọan OB nhân với bề rộng của thùng (b=2m)
          + Trọng lượng khối nước còn lại trong thùng

        Mong em hiểu cách giải bài tóan lọai này.

        DATECHENGVN

    1. em chào thầy!
      thầy vui lòng hướng dẫn giúp em bài này với ạ!
      Một bể chứa nước đến độ cao H = 2m như Hình 2.17. Dưới đáy bể có 1 khe hình chữ nhật rộng b = 0,1m; dài L = 0,1m được đậy bằng 1 van hình lăng trụ dài L có mặt đáy hình tam giác cân có cạnh đáy B = 0,2m cao h = 0,3m. Khối lượng van là 2kg. Tính lực đNy F thẳng đứng cần để mở van.
      http://s867.photobucket.com/user/hieutang091185/media/hinhbai217_zps66aa9ee8.png.html

    2. em chào thầy ạ! em và các bạn đang ôn thi cuối kì. Có một số bài chúng em không hiểu
      thầy vui lòng hướng dẫn giúp chúng em các bài này với!
      1/ Một trường dòng chảy 2 chiều ổn định, không nén được có thành phần vận tốc theo phương x: ux = 0,5×2 và x,y tính theo mét. Biết vận tốc ngang qua góc tọa độ bằng 0. Tìm vận tốc U tại điểm M (1,3)?
      2/Một thùng hình trụ kính nằm ngang có D = 2m,chứa chất lỏng đến nửa thùng. Biết tỉ trọng của chất lỏng δ = 1,6 và áp suất khí bên trong thùng p0 = 150 kpa. Tính áp lực nước lên mặt bên hình tròn của thùng?
      http://s867.photobucket.com/user/hieutang091185/media/hinh2_zps5ee3c716.png.html

    3. thầy ơi! còn 2 bài này nữa ạ! thầy hướng dẫn giúp em với
      3/van chữ nhật đồng chất AB có chiều dài ( vuông góc trang giấy ) L =1m, đặt nghiêng giữ nước trong hình vẽ. van có thể quay quanh trục nằm ngang qua A. Góc nghiêng α = 300. Cột nước H trong hình bằng 2m; hA = 1m. Trong bình chỗ áp suất lớn nhất bằng áp suất khí trời. Để van không tự tháo nước ra ngoài thì trọng lượng tối thiểu đa của van bằng bao nhiêu?
      http://s867.photobucket.com/user/hieutang091185/media/hinh3_zpscaf4fefd.png.html
      4/cho nước chảy trong kênh bê tông có mặt cắt hình thang như hình vẽ. biết lưu lượng chảy trong kênh là Q = 1m3/s, độ nhớt ν = 10-6 m2/s, cho bề rộng đáy kênh b = 1m, chiều cao mực nước h = 0,5m, α = 60o.Tìm trạng thái nước chảy trong kênh?
      http://s867.photobucket.com/user/hieutang091185/media/hinh4_zps15eb4a2b.png.html
      em kính mong thầy giúp em và các bạn trả lời sớm để em cùng các bạn có đủ kiến thức thi qua môn này!

      1. hieutang091185@gmail.com thân,
        Hình câu hỏi Bài 3/ của em là:Binh cua van xien co truc quay
        Thầy có một số lưu ý sau:

        • Áp xuất lớn nhất trong bình bằng áp suất khí trời có nghĩa là áp suất tại đáy bình bằng áp suất khí trời -> do đó áp suất trong chất lỏng là áp suất chân không. Em cho giá trị áp suất dư tại đáy (điểm B) bằng 0
        • Dùng công thức tĩnh học, Em tính áp suất dư tại A (giá trị âm).
        • Tính chiều dài van AB=(H-hA)/sin(α)
        • Tính lực tác dụng lên cửa van hình chữ nhật AB (có chiều rộng là L) dùng hai giá trị áp suất đã biết tại A và B: P = [(pA + pB)/2].ABxL
        • Giá trị P là số âm (vì áp suất dư âm), có nghĩa là chiều tác động ngược lại: từ ngòai vào trong
        • Điểm đặt D của lực P, là trọng tâm biểu đồ áp suất của cạnh AB, biểu đồ này là một tam giác có đỉnh tại B, đáy tại A, hướng từ ngòai vào trong. do đó ta có: AD = 1/3xAB. Đây cũng chính là cánh tay đòn của lực P, tạo moment tác động theo chiều thuận chiều kim đồng hồ =>
          M = PxAD       (1)
        • Tính moment do trọng lượng G tác động đối với trục qua A:
          M = GxLG      (2)
          với LG = ABxCos(α)/2.
          Moment này tác động ngược chiều kim đồng hồ
        • Cân bằng hai moment nêu trên, cho (1) = (2) em có thể tìm được G
        • Lưu ý câu hỏi của em không đúng ! Phải hỏi rằng tìm trọng lượng G tối đa để nước không tràn ra ngòai. Vì bên trong nước áp suất dư âm nên có xu hướng đóng van và giữ nước không chảy ra ngòai, còn trọng lượng G của van có xu hướng mở cửa van

        Bài 4/ Hình bài 4 như sau:Kênh hình thang
        Để làm bài này em lưu ý những điều sau đây:

        • Tính diện tích ướt, tính chu vi ướt, rồi tính bán kính thủy lực R
        • Tìm số Reynolds theo công thức quy đổi tương đương với dòng chảy có tiết diện tròn trong đường ống: R = D/4 từ đó suy ra D = 4.R
        • Sau đó em áp dụng công thức tính số Reynold trong đường ống và tìm ra được Re.
        • Nếu Re <= 2320 là chảy tầng ngược lại là chảy rối

        Mong em hiểu vấn đề.

        DATECHENGVN GROUP

        1. em cám ơn thầy rất nhiều ạ!
          em đã hiểu cách hướng dẫn của thầy rồi ạ!do em chỉ còn nợ 1 môn này nữa thôi là em ra trường rồi nên em rất mong có đủ kiến thức để thi qua môn này!em xin cám ơn thầy đã tận tình hướng dẫn giúp em!em sẽ trình bày cặn kẽ cách hướng dẫn của thầy với các bạn trong lớp dự thính!em và các bạn kính chúc thầy có 1 giáng sinh vui vẻ với gia đình!

    4. em chào thầy ạ! thầy giúp em bài này với!
      cho nước chảy trong kênh bê tong có mặt cắt hình thang như hình vẽ. biết lưu lượng chảy trong kênh là Q = 1m3/s, độ nhớt ν = 10-6 m2/s, cho bề rộng đáy kênh b = 1m, chiều cao mực nước h = 0,5m, α = 600.Tìm trạng thái nước chảy trong kênh?
      http://s867.photobucket.com/user/hieutang091185/media/hinh4_zps15eb4a2b.png.html

    5. em chào thầy ạ! thầy vui lòng hướng dẫn giúp em cách giải bài này với!
      Dòng nước chảy ổn định trong ống nghiêng. Cho L = 1,524m, d = 0,1524m, h = 0,127m, tỷ trong Hg δ = 13,6. Lực ma sát tác dụng lên thành ống giữa hai mặt cắt 1 – 1, 2 – 2 là bao nhiêu?
      http://s867.photobucket.com/user/hieutang091185/media/hinhbaikho_zpscba8b2f4.png.html
      thầy trả lời gấp dùm em vì còn vai ngày nữa là em thi rồi!em cám ơn thầy nhiều!

  19. thưa thầy Dực, cho em hỏi bài tập – cho bình chứa nước tính lưu lượng chảy qua lỗ – bỏ qua tổn thất năng lượng.
    thì khi tính lưu lượng Q chúng ta có nhân hệ số lưu lượng c=0,6 không vậy thầy, em chưa hiểu hệ khi nào nhân hệ số này. và hệ số µ=0.82 khi có gắn thêm ống hình trụ,
    hình minh hoa : http://s1313.photobucket.com/user/binhdn01/media/csav_zps32ed9f27.png.html
    http://s1313.photobucket.com/user/binhdn01/media/hinh2_zps61ab40b7.png.html

    em chân thành cảm ơn thầy,

    1. pvu-nhatbinh thân,
      Hình minh họa câu hỏi của em:Bình 2 lớp chất lỏng, lỗ thóat
      Công thức tổng quát để tính lưu lượng qua lỗ & vòi là
      Q=Cv.Cc.A.SQRT(2.g.H)         (1)
      Ở đây, H cột nước tác dụng quy đổi tương đương với cột nước chảy qua lỗ & vòi. Được tính như sau:
      H = po/γ + δ.hd+hn;
      Với po là áp suất dư ở trên mặt thóang của dầu, nếu khác không (trường hợp bình kín);
      γ : là trọng lượng riêng của nước (N/m3);
      hd: Chiều cao lớp dầu;
      hn: Chiều cao lớp nước;
      δ : Tỉ trọng của dầu;
      A : diện tích lỗ họăc vòi.
      Cv: hệ số lưu tốc, xét đến tổn thất năng lượng, đối với lỗ thành mỏng thì Cv≈0,97 , nếu bỏ qua tổn thất năng lượng thì Cv=1.
      Cc: hệ số co hẹp, xét đến sự co hẹp khi qua lỗ, đối với lỗ thành mỏng thì Cc≈0,63, đối với vòi vì chảy đầy vòi, nên Cc=1, nghĩa là không có co hẹp.
      Người ta đặt:
      µ=Cv.Cc : hệ số lưu lượng. Như vậy, đối với vòi lắp ngòai, hệ số µ=0.82 chủ yếu là do tổn thất năng lượng sinh ra, vì không có co hẹp, nghĩa là: Cv=µ.
      Em xem thêm trong các tài liệu Cơ Lưu Chất nhé.

      Chúc em học tốt.

      DATECHENGVN

  20. Thưa thầy cho em hỏi về cách giải bài này của em có chính xác không.
    “Đoạn ống AB dài l = 10 m, đặt nghiêng một góc 30. Hiệu số áp suất
    Pa- Pb = 39240 Pa. Hệ số tổn thất dọc đường 0.01. Đường kính ống d = 10 cm.
    Tính TTCN dọc đường Hd và xác định chiều dòng chảy.”

    Em giải như sau:
    Dùng pt Benroulli cho 2 mặt cắt A và B, ta tìm được Hw là tổn thất cột nước, cũng là tổn thất của dọc đường ( em đang phân vân có đúng không). Để xác định chiều dòng chảy thì dựa vào Hw > 0 có đúng không vậy thầy.
    Em xin cảm ơn thầy.

      1. Thưa thầy, thầy hướng dẫn giúp em bài tập này với ạ! Em xin cảm ơn thầy!
        Tính toán thiết kế hệ thống phun sơn. Năng suất phun sơn 1.5kg/h. Tỉ lệ thất thoát ra ngoài thiết bị sơn là 35%

          1. Thầy Le Van Duc thân,
            Thầy giúp em xây dựng cơ chế thủy lực cho hệ thống phun sơn đơn giản!
            Em xin cảm ơn thầy!

          2. tien10219 thân,

            Xin lỗi em, Thầy không có nhiều thời gian để làm công việc này. Có lẽ em nên nâng cấp thành viên và vai trò của em trên diễn đàn để được phục vụ tốt hơn.

            DATECHENGVN

      2. hieukisu thân,
        Hình đề bài của em như sau:
        Hình chuyển động phẳng tính Q
        Em áp dụng công thức tính lưu lượng qua mặt cắt ướt A, Chương 3, với A hình chữ nhật có chiều cao B và chiều rộng 1m, thì em sẽ tính được lưu lương trên một đơn vị bề rộng q(m2/s):
        Công thức chuyển động phẳng tính Q

        Với u(x) là hàm số mà đề cho.
        Thân

        DATECHENGVN

        1. thầy ơi! vậy còn umax = 4m/s có tác dụng gì trong bài vậy thầy?nếu tìm ra được lưu lượng bằng phương pháp tích phân thì umax = 4m/s có ý nghĩa gì trong bài vậy thầy?em rất mong thầy giải đáp giúp em sớm em rất cám ơn thầy!

          1. hieukisu thân,
            Khi em thay giá trị x=B/2 thì em sẽ được umax=4,0 m/s. Nó phù hợp với giá trị đề cho. Giá trị này thực ra không cần thiết.
            Thân.

            DATECHENGVN

          2. A! em hiểu bài rồi! em cám ơn thầy nhiều lắm! em kính chúc thầy nhiều sức khỏe! nếu trong quá trình học em không hiểu bài nào thì em sẽ post bài lên diễn đàn để thầy hướng dẫn giúp em!

    1. phucwhypro thân.
      Em lưu ý một số vấn đề sau:
      – Đọan ống AB nghiêng 30o, nghiêng lên hay xống, cần phải có hình minh họa.
      – Em tìm chênh lệch cột nước đo áp ΔH (hiệu thế năng, p*/γ=p/γ+z) giữa 2 mặt cắt
      – Áp dụng Công thức Darcy để tổn thất: hw=hd.
      – Chiều dòng chảy thì em xem giá trị p*/γ, mặt cắt nào có giá trị
      p*/γ lớn thì đó là mặt cắt đầu.

      Thân

      DATECHENGVN

        1. Thưa thầy, em vẫn chưa rõ bài này lắm. Theo thầy nói thì Pa > Pb thì mặt cắt đầu là A.
          Za > Zb,
          Theo bài này thì em tính Hw = 9 (m), vậy có hợp lí không vậy thầy.
          Em cảm ơn thầy.

          1. Phucwhypro thân,
            Thầy không có bảo là nếu Pa > Pb thì mặt cắt đầu là A !!! (em hãy xem kỹ lại những gì thầy viết, em vội quá, hóa sai! ), thầy viết rằng: nếu p*/γ (là thế năng, chớ không phải là áp năng, có dấu *, đã nêu rõ ở câu trả lời ở trên: p*/γ=p/γ+z) của mặt cắt nào lớn thì mặt cắt đó là mặt cắt đầu ! Vì động năng hai mặt cắt bằng nhau, nên thế năng lớn có nghĩa là năng lượng lớn. Dòng chảy thì bao giờ cũng đi từ nơi có năng lượng lớn đến nơi có năng lượng nhỏ vì do ma sát làm tổn thất năng lượng !!!
            Em rõ chưa ???

            Mong em suy nghĩ để hiểu rõ. Đừng có vội vàng. Cần phải cẩn thận nhé.

            DATECHENGVN

      1. phucwhypro & pvu-nhatbinh thân.
        Hình vẽ của đề bài như sau:Phản lực dòng tia 180 độ
        Thầy có một số ý kiến sau:

        • Các em xem lại phần phương trình động lượng trong giáo án của thầy hoặc tóm tắt môn Cơ Lưu Chất trên diễn đànbài tập mẫu áp dụng phương trình động lượng.
        • Như vậy, theo chiều dương quy ước trục ox trên Hình 1, sau khi em áp dụng phương trình động lượng thì phản lực của ống tác động vào dòng chảy là R=-2pQV
        • Lực của nước tác động vào đọan ống sẽ đối đẳng với phản lực R
        • Lực neo R’ (lực kéo trong thanh bulông) để giữ ống đứng cân bằng, có cùng cường độ, phương và chiều với phản lực R
        • Lưu ý: khi áp dụng phương trình động lượng nhớ cẩn thận chiều của vectơ lực và dấu +/- khi thực hiện phép chiếu !!!

        Thân
        DATECHENGVN

        1. Dạ thưa thầy, em có thắc mắc nhỏ,ở phương trình động lượng thì đối với bài toán này thành phần p1*A1 và p2*A2 đều bằng 0 phải không ạ, phải chăng thành phần này mình đều cho bằng 0 ở dạng toán này,em xin cảm ơn

  21. Thầy giúp em sửa 2 bài này với ạ
    _Hình 1 thầy xem em vẽ biểu đồ áp suất như vậy đúng chưa? và tính áp suất điểm A,B bằng công thức p= d.h luôn phải ko thầy, d trọng lương riêng nước, h là chiều cao điểm tới mặt thoáng, nếu chưa thì xin thầy sửa lại cho em.
    https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/1479456_182951711901307_559848545_n.jpg
    _Thầy hướng dẫn em giải bài nãy nha thầy, vì em cũng sắp bảo vệ bt lớn môn này!!
    https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/q71/s720x720/1453343_182951718567973_1798936400_n.jpg

    1. locim000 thân,
      Vấn đề em hỏi được chỉ ra trong Hình 1:Bieu do ap suat AB ngap
      Thầy có góp ý như sau:

      • Em vẽ biểu đồ sai. Phần ngòai van AB, em cần vẽ đường đứt đọan vì nó không nằm trong biểu đồ. Biểu đồ phân bố áp suất trên van AB là hình thang như thầy đã điều chỉnh lại trên hình.
      • Phải có dấu mũi tên để chỉ chiều của áp suất, vì ở đây áp suất dư dương, nên chiều hướng vào trong
      • Công thức tính áp suất đúng như em đã trình bày: p=γ.h ; với h là độ sâu của điểm tính.

      Chúc em học tốt.
      Thân

      DATECHENGVN

        1. locim000 thân.
          Hình bài tóan của em như sau:Khoi go hinh hop noi
          Thầy góp ý như sau:

          • Tìm lực mặt P1, điểm đặt và cánh tay đòn [(a-h)/3] của nước tác dụng lên mặt AB (đối với trục quay qua O)
          • Tìm lực mặt P2, điểm đặt và cánh tay đòn [a/2] của nước tác dụng lên mặt BO (đối với trục quay qua O)
          • Lực của khối gỗ là G, cánh tay đòn là a/2
          • Áp dụng phương trình cân bằng moment của ba lực: P1, P2 và G đối với trục quay qua O, em sẽ suy ra được G
          • Tỉ trọng khối gỗ d = G/(a3H2O)

          Chúc em hiểu và làm được bài tóan này.

          DATECHENGVN

          1. Thầy ơi, giả sử nếu có vẽ biểu đồ thì biểu đồ sẽ như thế nào vậy thầy?

          2. Và điểm P1,P2 được tìm bởi công thức nào vậy thầy, mình lấy khoảng cách nhân với giá trị nào?

          3. cho em cái biểu đồ áp suất bài nha thầy, thứ 2 ngày mai em sẽ bảo vệ rồi nên cũng khá gấp :), em cảm ơn thầy

    1. dopq01 thân,
      Hình bài tóan của em được chỉ ra bên dưới:
      Dap tran cong tinh hc
      Thầy góp ý em về cách giải như sau:

      • Tính lưu lượng Q1 ở mặt cắt 1-1
      • Xem h2 là ẩn. Dựa vào phương trình liên tục Q1=Q2, Em tìm vận tốc V2
      • Áp dụng phương trình năng lượng giữa 2 mặt cắt 1-1 và 2-2, bỏ qua tổn thất năng lượng và lưu ý lấy chuẩn cao độ bằng cao trình đáy kênh
      • Từ phương trình năng lượng này, em có thể giải tìm ra được độ sâu h2. Tuy nhiên, phương trình này khá phức tạp, em có thể giải bằng phương pháp lặp (Xem cách giải phương trình này trong Công thức (5.2), Chương (5) để tìm hc, chính là h2 ở bái tóan em hỏi, trong giáo trình thủy lực của thầy tải giáo trình thủy lực, nhấp chuột vào đây)
      • Lưu ý: thế năng tại mặt cắt p/γ + z chính là cao trình mặt thóang so với chuẩn cao độ.
      • Mong em hiểu cách làm.

        Thầy
        DATECHENGVN

    1. vình2708 thân,
      Đề bài tập của em, sau khi được bổ sung biểu đồ phân bố áp suất trên mặt van AB được chỉ ra trong Hình 1:
      Tinh ap luc len van-binh nuoc khi
      Để giải bài tóan này em nên xem Phần tóm tắt và hướng dẫn giải bài tập chương thủy tĩnh và theo các bước sau:
      Câu a:

      • Giả thiết mặt nước tiếp xúc khí trời. Tính tóan và vẽ biểu đồ phân bố áp suất theo áp suất dư.
      • Vì A tiếp xúc khí trời nên pA = 0.
      • Áp suất tại B, tính theo Công thức 2.1, với pA = 0. Trong đó h=AB.sin(α)=a.sin(α).
      • Từ đó ta vẽ được biểu đồ phân bố áp suất lên mặt van AB như trong Hình 1.

      Câu b:

      • Áp dụng Công thức (2.5a) để tính lực nước PN tác dụng vào van. Trong đó hA = 0 và vì van hình vuông nên b=a.
      • Để tìm điểm đặt D của lực PN ta tính BD theo Công thức (2.6).

      Câu c:

      • Vì là không khí nên áp suất dư tác dụng lên mặt AB xem như phân bố đều, với giá trị là po. Do đó Lực Po của không khí được tính như sau:
        Po=po.A = po.a2     (CT1)
        được đặt tại trọng tâm C của van.
      • Áp dụng phương trình cân bằng moment của 2 lực PN và Po đối với trục quay qua A, ta có:
        PN.AD = Po.AC = Po.AB/2
        Từ đó suy ra được Po
      • Thế Po tìm được vào Công tức (CT1), ta tính được po

      Thầy nghĩ bài tóan này không khó lắm, nếu em xem kỹ Phần tóm tắt Chương 2 và Hướng dẫn giải bài tập, em sẽ giải được dễ dàng.
      Tham khảo thêm Bài tóan về Thủy tĩnh để em nắm chắc hơn phương pháp giải: nhấp chuột vào đây.
      Mong em hiểu phương pháp giải bài tập Chưong Thủy tĩnh.
      Chúc em học tốt.

      DATECHENGVN

          1. Đúng rồi em !
            Thường người ta dùng ký tự P để chỉ áp lực của chất lỏng hoặc khí. Từ F để chỉ ngọai lực tác dụng vào lưu chất cho dễ phân biệt.
            AD là khỏang cách từ trục quay (qua A) đến điểm đặt của lực PN, em xem kỹ trong Hình 1.
            Chào em.

            DATECHENGVN

    1. pvu-nhatbinh thân,
      Đề của em chỉ ra trong Hình 1 như sau:
      Bình 2 lỗ
      Để giải bài tóan này, em theo hướng dẫn sau:

      • Gọi z1 là cao trình lỗ 1; z2 là cao trình lỗ 2; các tham số còn lại được chỉ ra trong Hình 1
      • z1=h-h1        (1)
        z2=h2        (2)

      Câu a.

    2. Khi xem lưu chất là lý tưởng, ta có:
      V12 = 2gh1        (3)
      V22 = 2g(h-h2)        (4)
    3. Câu b.

        Em có thể tìm được

      • Phương trình quỹ đạo của dòng tia 1 như sau:
        z=-1/2.g.(x/V1)2+z1          (5)
      • Phương trình quỹ đạo của dòng tia 2 như sau:
        z=-1/2.g.(x/V2)2+z2        (6)
      • Khi z = 0, thì 2 phương trình (3) và (4) có x bằng nhau.
      • Giải các phương trình trên ta sẽ tìm được: x, h1, h2

      Để hiểu rõ ràng và chi tiết hơn em có thể nhấp chuột vào đây.

      Thân

      DATECHENGVN

  22. Một bài nữa em muốn hỏi là:
    Cho Glyxerin chảy vào đường dẫn có mặt cắt hình chữ nhật( chiều cao z0, chiều rộng b).
    Ở đầu vào,vận tốc phân bố đều u=U0=4 cm/s,trong khi ở phía sau, vận tốc phát triển theo dạng một parabol u=a.z(z0-z) với a= const.Nếu zo=1 cm và dòng chảy là ổn định, tính vận tốc lớn nhất umax ở phía sau.
    Bài này có hình nhưng e ko biết cách gửi.Em đã đọc qua hướng dẫn nhưng mò mẫm không được.Theo hướng dẫn thì đăng nhập xong,tìm chữ New ở góc trái nhưng em chẳng thấy đâu???

      1. lphao & phucwhypro thân.
        Đề của lphao nêu ra không được chính xác, thầy đã điều chỉnh lại. Thắc mắc và hướng giải của bạn phucwhypro là đúng. Cụ thể hơn cần lưu ý đến các điểm sau:

        • Ở đây. dòng lưu chất chuyển động giữa hai thành rắn nằm song song, cách nhau một đọan là chiều cao zo, giả sử bề rộng b đủ lớn để thành bên không làm ảnh hưởng đến trắc đồ phân bố vận tốc trên mặt cắt ngang (hình chữ nhật bxzo), khi đó trắc đồ vận tốc chỉ thay đổi theo phương thẳng đứng, theo quy luật parabol
        • Vì tính đối xứng của lực ma sát, nên vận tốc phải đạt cực đại tại giữa ống (z=zo/2).
        • Ở mặt cắt đầu, vì vận tốc phân bố đều nên, ta có thể tính lưu lượng dễ dàng: Q=Uo.A
        • Tính lưu lượng tại mặt cắt cuối, bằng cách lấy tích phân sau:
          Tích phân tính Q
        • Cân bằng lưu lượng ở 2 mặt cắt dựa theo phương trình liên tục, em sẽ tìm được hằng số a.
        • Thế z=zo/2 vào phương trình u(z) vừa tìm được ở trên, ta được umax

        Mong các em có thể hiểu và giải được bài tóan này.

        Thân.

        DATECHENGVN

    1. lphao thân,
      Em muốn được quyền sọan thảo (dùng trình sọan thảo) và gởi hình thì em phải được nâng cấp thành viên và vai trò của em trên diễn đàn.
      Hoặc em có thể kèm dòng LINK đến địa chỉ chứa hình (có thể chứa hình ở site photobucket.com). Nếu bài tóan em được duyệt thì hình có thể được đưa lên diễn đàn như các bạn khác đã làm.
      Chúc em học tốt.
      Thân.

  23. Chào thầy!
    Em nhờ thầy hướng dẫn em bài này:
    Nước chảy vào một hồ chứa nước hình chữ nhật trụ có đáy D=95cm ,chiều cao mực nước h ,qua đường ống đường kính d1=5cm ,vận tốc V1=4m/s và nước ra khỏi hồ chứa nước qua đường ống d2 =7cm.
    a) Nếu V2= 6 m/s, tính dh/dt.
    b) Nếu thêm một đường ống chứa nước chảy vào hồ với lưu lượng Q3=0,01 (m^3/s), tính dh/dt

    1. lphao thân,
      Bài tóan này khá đơn giản, chỉ cần em áp dụng định luật bảo tòan thể tích là em có thể giải được. Cách làm như sau:

      • Gọi Q1 là lưu lượng chảy vào bồn; Q2 là lưu lượng chảy ra khỏi bồn; dt là thời đọan vi phân xét; dW là thể tích tăng thêm (giảm đi, nếu âm) trong bồn trong khỏang thời gian dt; A1: diện tích ướt ống 1; A2: diện tích ướt ống 2; A: diện tích cắt ngang của bồn.
      • A =π.D2/4;A1 =π.d12/4;A2 =π.d22/4; Q1 = V1.A1;Q2 = V2.A2
      • Lượng nước trữ lại trong bồn trong thời đọan dt là:
        dw=(Q1-Q2).dt
      • Mà dW=A.dh, thế vào trên, ta rút ra được dh/dt = (Q1-Q2)/A
      • Khi bổ sung thêm lưu lượng chảy vào bồn, thì ta có:
        dh/dt = (Q1+Q3-Q2)/A

      Mong em hiểu cách giải.
      DATECHENGVN

  24. thưa thầy, có thể giải giúp em bai tập này với ạ :
    tìm quỹ đạo và đường dòng của phần tử chất lưu, có vận tốc là V=ui+vy+wk= 6xi + (16y+10)j + 20t^2.k , biết tại thời điểm t=2s, phần tử chất lưu đi qua điểm A(2,4,6).
    i, j ,k là vector đơn vị,

    em cảm ơn thầy nhiều,

  25. thưa thầy, thầy cho em hỏi pass để đọc file pdf là gì vậy thầy? hiện tại em đang theo học lớp dự thính học kì 1 năm 2013-2014 do thầy giảng dạy nhưng em ko có pass nên em không thể đọc tài liệu được. Em cảm ơn thầy !

      1. em chào thầy ạ!
        thầy vui lòng hướng dẫn giúp em cách giải bài tập này với! em có xem kĩ các tài liệu cơ lưu chất mà em không hiểu cách nào để giải
        bài 1 :a) Tính hàm dòng của một chuyển động tổng hợp bao gồm:
        + Chuyển động đều có vận tốc với Ux = 1 m/s và Uy = -1 m/s
        + Chuyển động của điểm nguồn đặt tại (-1, 1) với lưu lượng trên đơn vị chiều dài q = 2,5 m2/s
        + Chuyển động của điểm hút đặt tại (1, -1) với lưu lượng trên đơn vị chiều dài q = -2,5 m2/s
        b) Tính vận tốc của dòng chảy tại điểm (2, 0)

        bài 2 : Chuyển động thế chồng chập của ba chuyển động sau:
        + Chuyển động đều theo phương x với vận tốc Uo = 1m/s;
        + Chuyển động của điểm nguồn đặt tại O1(-2, 0), có cường độ là q = 0,5 m2/s.
        + Chuyển động của điểm hút đặt tại O2(0, 0), có cường độ là q = – 0.5 m2/s.
        Tính vận tốc theo phương x tại điểm M(0, 4) ?

        1. hieukisu thân,
          Đối với bài tóan chuyển động thế phẳng lọai này rất dễ, nếu em xem kỹ phần tóm tắt chương chuyển động thế và hướng dẫn cách giải mà thầy đã tải lên trang chủ của diễn đàn, em sẽ giải được khá dễ dàng. Trong hai đề bài tóan em nêu, thầy sẽ hướng dẫn cách áp dụng để giải bài 1 kỹ để các em có thể nắm bắt quy trình giải. Các bài tóan khác, hòan tòan tương tự, nên thầy chỉ nêu hướng dẫn chung.
          GIẢI BÀI 1.

          • Câu a.
            Đây là chuyển động thế tổng hợp (ψ) gồm 3 chuyển động thành phần: (1) chuyển động đều với ux=1m/s, uy=-1m/s [ψ1]; (2) chuyển động điểm nguồn đặt tại M1(-1;1) với cường độ +q (2,5m2/s): [ψ2]; (3) chuyển động điểm hút đặt tại M2(1;-1), cường độ -q (-2,5m2/s): [ψ3]. Do đó theo nguyên lý chồng chập, ta có: ψ=ψ123
          • Ta sẽ giải dùng hệ tọa độ Descartes.
          • Theo Công thức 4, Hình 3, ta xác định được ψ1=ux.y – uy.x
          • Dùng Công thức 2, Hình 4, ta xác định được ψ2 như sau:
            ψ2 = +q/(2Π).arctg[(y-yM1)/(x-xM1)]
          • Dùng Công thức 2, Hình 4, ta cũng xác định được ψ3 như sau:
            ψ3 = -q/(2Π).arctg[(y-yM2)/(x-xM2)]
          • Thế các giá trị đã cho vào các công thức trên, ta sẽ tìm được các hàm ψ1, ψ2, ψ3 và ψ theo các biến x và y trong tọa độ Descartes.
          • Câu b:
            Để tính vận tốc u tại điểm A(2;0), ta làm như sau:
          • Để tìm trường vận tốc, ta áp dụng Công thức (3) ở Hình 2, ta tìm được hàm ux(x,y) và uy(x,y)
          • Thế tọa độ điểm A vào hàm vận tốc vừa tìm được, ta được giá trị ux và uy.
          • Để tìm suất của vận tốc, ta áp dụng Công thức (5), Hình 1.
          • GIẢI BÀI 2:
            Giải tương tự Bài tóan 1, chỉ cần tìm công thức thích hợp
          • Em cần xem kỹ phần Tóm tắt và Hướng dẫn giải Bài tập Chương 6 thì em có thể giải tất cả các bài tóan trong chương này.

            Chúc em hiểu và nắm bắt phương pháp.
            Thân.

            DATECHENGVN

          1. em cám ơn thầy rất nhiều! nhờ phần tóm tắt công thức của thầy mà em đã hiểu và biết cách giải các bài toán ở chương chuyển động thế!em chúc thầy nhiều sức khỏe!

    1. locim000 thân,
      Dưới đây là hai bài tập em hỏi kèm hình:
      Hai bai tinh tuong TD tinh ap suat, va Q

      Thầy sẽ trả lời bài tập của em trong tối nay. Thật ra hai bài tập này quá dễ.
      BÀI 1: Xem đề Bài 1 và Hình 1.

      • Em nên xem phần hướng dẫn của thầy cách để giải tìm áp suất thủy tĩnh:nhấp chuột vào đây.
      • ta có:
        γHg = δHgH2O;
        γDầu = δDầuH2O;
        γH2O = 9,81×103 N/m3
      • Áp suất dư tại A có thể tính được như sau:
        pA,dư = -γH2O(h4-h3)
      • Áp suất dư tại B có thể tính được như sau:
        pB,dư = pA,dưHg.h2Dầu.h1
      • Để tính áp suất tuyệt đối ta dùng công thức:
        pt.đối = pa + p;
        Với pa ≈ 9,81×104 Pa.
      • Áp suất dư tại C có thể tính được như sau:
        pC,dư = -γH2O.h4
        Trị đọc áp kế mm(Hg) tại C là:
        pC,dư(mmHg) =103.pC,dư(Pa)/γHg
        + Lưu ý: áp suất dư tại C có giá trị âm.

      BÀI 2: Xem đề Bài 2 và Hình 2.

        Theo giả thiết bỏ qua tổn thất, hệ số hiệu chỉnh động năng α = 1, vận tốc tại mặt thóang A gần như bằng 0, pA = pS = pa, nên ta có thể tiến hành như sau:

      • Áp dụng phương trình năng lượng bỏ qua tổn thất giữa 2 mặt cắt: mặt thóang bồn qua A và mặt cắt ngang qua S, nơi dòng chảy vừa từ ống bắn vào không khí. Ta có:
        pA/γ + ZA + V2A/2g = pS/γ + ZS + V2T/2g.      (2.1)
        Từ đây ta dễ dàng rút ra được:
        Cong thuc tinh van toc VT
      • Diên tích ướt ở S, có thể được tính như sau:
        A = πd2/4      (2.3)
      • Lưu lượng Q được tính như sau:
        Q = V.A      (2.4)

      Hy vọng em hiểu cách làm.

      Thân,

      DATECHENGVN

          1. – Đúng vậy. Áp suất dư có thể âm và dương.
            – Nếu em bỏ dấu âm thì nó được gọi là áp suất chân không.
            – Đường kính D không dùng vì ở đây bỏ qua tổn thất (dọc đường và cục bộ )!
            – Nếu có xét đến tổn thất thì cả D, chiều dài ống, độ (hệ số) nhám của ống đều phải được tính đến theo công thức Darcy hoặc Chezy. Ngòai ra tổn thất cục bộ từ bồn vào ống, thu hẹp ở vòi đều phải được tính vì đây là ống ngắn.

            DATECHENGVN

  26. Em chưa hiểu lắm về quỹ đạo và đường dòng của các pt chất lưu.Thầy có thể nói rõ hơn phần này ko ah?Qua đó thầy làm mẫu e 1 bài phần này để e hiểu hoen được ko ah?
    VD: Tìm quỹ đạo của một ptcl vó vận tốc V= ui +vj+wk= 6xi+ (16y+10)j+20t^2k.biết tại thời điểm t=4s,ptcl đi qua điểm A(4,6,8) (m)

    1. lphao thân,

      + Để tìm phương trình đường dòng, thì em tích phân phương trình vi phân của đường dòng:
          dx/ux = dy/uy=dz/uz     (1)
      + Để tìm quỹ đạo thì em tích phân các phương trình tham số (t) sau đây, nếu có t:
          dx= ux.dt ==> C1=f(x,y,z,t)     (2)
          dy= uy.dt ==> C2=g(x,y,z,t)     (3)
          dz= uz.dt ==> C3=h(x,y,z,t)     (4)
      C1; C2; C3 là các hằng số tích phân.
      Thế tọa độ điểm A và t=4s vào các phương trình trên em rút ra được các hằng số tích phân này và em tìm được phương trình quỹ đạo qua A: (2)+(3)+(4).
      + Lưu ý nếu chuyển động ổn định các thành phần của v không chứa t, thì ta sẽ có 2 tích phân đường dòng và quỹ đạo là một.

      Chúc em hiểu và có thể giải được bài này theo hướng dẫn nêu trên.

      DATECHENGVN

  27. thưa thầy – giúp em giải bài tập này với ạ : em gần thi môn thủy khí, mong thầy giúp em với :
    Binh quay kin
    hoặc nhấp chuột vào link xem hình:
    http://s1313.photobucket.com/user/binhdn01/media/hst_zps0a7eae8e.png.html
    Một bình hình trụ tròn kín, đường kính là D, chiều cao H, chiều cao chất lỏng là 3H/4. Xác định vận tốc gốc w của bình quay đều quanh trục z sao cho parabol tròn xoay của mặt thoáng chạm đáy bình.

    em cảm ơn thầy,

    1. pvu-nhatbinh thân,
      Ta chia làm 2 trường hợp:

      1. Bình hở;
      2. Bình kín.

      1. Nếu bình hở thì ta giải như sau:
      Trường hợp này hoàn toàn tương tự như bài toán cho nước lúc đầu có độ sâu Ho = H/2, tìm vận tốc quay ωMax để nước không tràn ra ngoài. Khi đó mặt Parabol sẽ tiếp xúc với đáy bình -> giá trị ωMax, chính là ω em cần tìm. Nhấp chuột vào đây để xem cách giải.
      2. Nếu bình kín thì ta giải như sau:
      Binh quay kin 2

      • Gọi M là điểm mà mặt thóang chạm trần -> khỏang cách đến trục là rM; ZM = H; pM = p: áp suất khí lúc đầu.
      • Gọi O là điểm mà đáy Parabol chạm đáy bình -> khỏang cách đến trục là rO=0; ZO = 0; pO = p: áp suất khí lúc đầu.
      • Áp dụng phương trình tĩnh tương đối quay đều quanh trục thẳng đứng đối với 2 điểm M và O, ta được phương trình (1) như sau:
        Phuong trinh tinh tuong doi quay
      • Thay các giá trị đã biết tại 2 điểm M và O, ta suy ra phương trình (2):
        Phuong trinh tinh tuong doi quay
      • Thể tích phần trên mặt thóang Parabol, dưới mặt nắp bình được tính như sau:
        Phuong trinh tinh Wo
        trong đó Z được tính bởi công thức:
        Phuong trinh tinh Z
        Vì đây là mặt Parabol, và khi Z=0 thì r=0; và khi Z=H thì r=rM.
        Tích phân phương trình này, ta rút ra được:
        Phuong trinh tinh Wo
      • Và thể tích khí lúc đầu là:
        Phuong trinh tinh W1
      • Vì Wo = W1 -> cân bằng 2 phương trình (3a) và (5)
        ta có tính được:
        Phuong trinh tinh W1
      • Phối hợp với phương trình (2), ta có thể giải tìm được ω:
        Phuong trinh tinh W1

      Mong em có thể hiểu cách làm.

      DATECHENGVN

      Thân.

      DATECHENGVN

      1. thưa thầy cho em hỏi :
        vì trường hợp này là bình kín nên khi quay mực nước ko dâng lên tự do – phần thể tích vốn dâng lên hoặc tràn ra lại bị ép ngược trở lại – nên pt ban đầu của parabol sẽ bị thay đổi như thế nào ạ?

        còn nếu như giống dạng bài của thầy – em ko hiểu tích phân thể tích và ra phương trình w cuối cung,
        mong thầy giúp em,

      1. [DKTV_C2]
        hieukisu thân,

        Nếu em muốn đăng ký thành viên cấp 2, em theo các bước sau:

        • Em đọc và tìm hiểu các nội dung liên quan đến thành viên cấp 2: nhấp chuột vào đây.
        • Xem hướng dẫn nộp phí thành viên (/năm): Nhấp chuột vào đây
        • Nếu em nộp phí thành viên qua Ngân Hàng Việt Nam: VietInBank hoặc AgriBank, em nhớ ghi địa chỉ Email của người nộp, nếu không đủ không gian ghi thông tin đó, sau khi em nộp xong, em gởi email đến Quản Lý Site DATECHENGVN: gởi Email ở đây, để xác nhận nộp phí thành viên, đề cập đến các thông tin có liên quan đến việc nộp phí. Điều quan trọng là phải kèm Email thật của em để nhận password và mật mã.
        • Sau khi Quản lý DATECHENGVN GROUP nhận được thông tin nộp phí thành viên, ngay sau khi em vừa nộp phí cho ngân hàng và ngân hàng xác nhận, Trong vòng không quá 1 giờ, em sẽ nhận được một email ở địa chỉ email mà em cung cấp, trong đó có: password và mật mã thành viên cấp 2, và các hướng dẫn em sử dụng Website để chạy các chương trình trắc nghiệm Cơ Lưu Chất, Thủy Lực,.. và sử dụng các tài liệu khác trong vùng thành viên cấp 2.
        • Khi có tài khỏan: password & mật mã, em có thể Login vào vùng thành viên cấp 2: Nhấp chuột vào đây, để sử dụng vùng thành viên cấp 2

        Nếu có thắc mắc: em nhấp chuột vào đây để gởi Email.

        Thân chào.

        DATECHENGVN

  28. em thưa thầy, có thể giúp em bài này với :
    – để xây dựng đường hầm sông sài gòn ( hầm thủ thiêm), người ta đúc những đốt hầm bằng BTCT, mỗi đốt hàm có chiều dài là L=92,5m , cao H=9m , bên trong rỗng. Trọng lượng mỡi đốt hầm là 26.000 Tf. để di chuyển tới vị trí xây đường hầm, hai đầu đốt hầm được bịt kín, và được kéo trên sông, tính chiều cao đốt hầm nổi trên mặt nước.
    http://s1313.photobucket.com/user/binhdn01/media/adge_zps38f5d43e.png.html
    em cảm ơn thầy,

    1. pvu-nhatbinh thân;
      Qua câu hỏi của em, thầy có ý kiến như sau:
      Ham thu Thiem

      • Dữ liệu em cho thiếu chiều rộng b của đốt hầm
      • Để giải bài toán này, em cần nắm kiến thức Chương 2: Thủy tĩnh. Nhấp chuột vào đây để tải giáo án của thầy.
      • các bước tiến hành như sau:
        1. Tính thể tích của đốt hầm W
        2. Tính thể tích phần chìm:
          Wc= G/(ρ.g) ;
          với G tổng trọng lượng của đốt hầm, tính bằng Newton (N), em có thể đổi Tf ra Newton bằng cách nhân cho 1000.g; ρ: khối lượng riêng của nước; g: gia tốc trọng trường = 9,81 m/s2
        3. Tính chiều cao phần chìm như sau
          HC = Wc/(b.L)
        4. Chiều cao đốt hầm nổi trên mặt nước được tính như sau:
          ΔH = H – HC

      Mong em hiểu cách làm
      Thân
      DATECHENGVN

  29. Thưa thầy, thầy giúp em bài tập này với ạ!
    Phao hình trụ có đường kính D=2m, chiều cao L=1.3m, TL G1=14813N, trọng tâm C1 cách đáy dưới của phao z1=0.51m. Đặt thêm lên phao một tải trọng phụ G2=3728N có trọng tâm C2 nằm trên trục nổi và cách đáy phao z2.
    Xác định z2 max để cho cả hệ thống phao+tải trọng phụ vẫn cân bằng ổn định.
    Em cảm ơn thầy!

    1. tu110i thân,
      Thầy có một số ý kiến về bài tập này như sau:
      Phao hinh tru

      • Ở đây, ta xem Z2 là ẩn số.
      • Gọi C là trọng tâm của vật và phao và ZC là cao độ của C (Xem Hình 1); WC thể tích phần chìm; LC là chiều cao của phần chìm, và ZD là cao độ của trọng tâm D của thể tích phần chìm.
      • Ta tính ZC theo công thức (1) như sau:
        Zc
      • Tính thể tích phần chìm theo công thức (2) như sau:
        Wc
      • Tính diện tích A của đáy trụ (hình tròn) và chiều cao phần chìm LC theo công thức (3) và (4) như sau:
        dien tich hinh tron
        Lc
      • Tính chiều cao của tâm đẩy nổi D theo công thức sau:
           ZD=LC/2     (5)
      • Tính chiều dài CD theo công thức sau:
           CD = ZC – ZD     (6)
      • Mặt nổi A của vật là hình tròn có đường kính D (xem Hình 2), Moment quán tính qua trục của A được tính theo công thức (7) như sau:
        Ixx
      • Ta tính bánh kính định khuynh ρ theo công thức (8) như sau:
        Rho
      • Để vật nổi cân bằng ổn định, ta phải có điều kiện như sau:
           ρ >= CD     (9)
      • Thế công thức (6) và (8) vào (9), giải ra ta tìm được Z2Max

      Mong em hiểu cách giải bài tóan này.

      DATECHENGVN

      1. Em cảm ơn thầy! Thực ra em đã nghĩ ra ý cách để làm bài tập này và nó đúng như những gì thầy đã hướng dẫn, chỉ có điều nó không ra đúng với đáp số z2max=1.53cm nên em mới phân vân và muốn hỏi thầy để xem em có sai không. Em nghĩ em sai ở chỗ tính Zc theo G1 và G2 bởi vì theo em thì nó liên quan đến cả diện tích nữa nhưng mà không phải, chắc có lẽ có sai sót trong quá trình tính toán. Em cảm ơn thầy vì đã giúp đỡ em bài tập này!

    1. binhdo thân,
      Tinh tuong doi xe nghieng
      Thầy có một số ý giúp em giải bài tóan này như sau:
      Ta quan niệm một trái đất biểu kiến với gia tốc g1 kèm hệ tọa độ tương đối trong Hình 2:
      XOY Nghieng

      • Gọi X’O’Z’ là hệ trục tương đối gắn với xe, có O’X’ song song cùng chiều với chiều chuyển động; O’Z’ vuông góc với O’X’ hướng lên (xem Hình 2)
      • Gia tốc trọng trường g có thể tách thành 2 thành phần: g.cos(α), song song với O’Z’ hướng xuống, và thành phần g.sin(α) song song và ngược chiều với O’X’.
      • Ta qui ước gia tốc a > O, nếu song song cùng chiều trục O’X’, và do đó gia tốc quán tính a’ dương nếu song song và ngược chiều với O’X’
      • Bây giờ ta xét một quả đất biểu kiến, có gia tốc biểu kiến là
           g1 = g.cos(α);
        bên cạnh đó khối lượng của chất lỏng sẽ chịu tác động thêm bởi thành phần lực khối g.sin(α) và gia tốc quán tính của xe theo phương song song với trục O’X’.
      • Áp dụng phương trình tĩnh tương đối với quả đất biểu kiến, ta có thể tính được gia tốc quán tính tổng hợp a’1 dựa theo công thức (1):
        Tang Beta
      • Mà theo Hình 1 & Hình 2, ta có thể tính được góc nghiêng β so với trục O’X’ theo công thức (2) như sau:
        TCong thuc 2
      • Từ công thức (1) và (2), ta suy ra công thức (3) như sau:
        Cong thuc 3
      • Mà ta có:
        Cong thuc tinh a'_4
      • Từ đó ta suy ra gia tốc của xe a’ được tính bởi công thức (5) như sau:
        Cong thuc tinh a'
        Lưu ý: g1 = g.cos(α)
      • Thế số vào, ta được: a’ = -3,8m/s2; nghĩa là a’ hướng theo chiều chuyển động, theo như quy ước, do đó gia tốc a hướng ngược chiều chuyển động với giá trị là a = 3,8m/s2
      • Để tính áp suất dư tại điểm A, ta dùng công thức sau:
        Cong thuc tinh a'
        Với δHg=13,6;    ρH2O=1000kg/m3;  g1 = g.cos(α); AC=0,28m. Thế vào ta tính được áp suất dư tại A.

      Mong em hiểu cách làm.

      DATECHENGVN

        1. dopq01 thân,
          Đúng là tg(β) = a1’/g1 (!!!). Nhớ góc β là góc hợp bởi đường thẳng AB và CD trong Hình 1.
          Em xem lại lý thuyết Chương 2, phần tĩnh tương đối: chất lỏng đặt trên bình chuyển động thẳng với gia tốc không đổi: nhấp chuột vào đây để lấy tài liệu. Khi xe nằm ngang, chuyển động chịu gia tốc ngang là lực khối do quán tính a’, thì mặt chất lỏng (mặt đẳng áp) sẽ nghiêng với mặt nằm ngang (là mặt vuông góc với lực khối do trọng lực tác động) một góc β. Khi đó ta có: tg(β) = a’/g, chớ không phải ngược lại !!!
          Ở đây, ta xem một quả đất biểu kiến mà có vectơ gia tốc là g1 = g.cos(α), vuông góc với mặt dốc, mặt dốc này nghiêng với mặt nằm ngang một góc α. Thành phần lực khối a1′ (bao gồm gia tốc quán tính và thành phần gia tốc g.sin(α) )song song với mặt nghiêng này (vuông góc với g1), sẽ làm cho mặt nước nghiêng về phía sau một góc β. Do đó ta có tg(β) = a’1 / g1. Tương tự khi em tính toán trong trường hợp tĩnh tương đối xe di chuyển nằm ngang: tg(β) = a’/g.
          Em nên xem kỹ tài liệu và tưởng tượng một quả đất biểu kiến với g’ = g1 = g.cos(α)!
          Hoặc em có thể làm cách khác cũng được: em xét trong hệ trục tọa độ tương đối gắn với xe XOZ có OX nằm ngang, OZ thẳng đứng trong lực trọng trường thực sự với gia tốc là g, hướng xuống. Xe di chuyển lên dốc với gia tốc quán tính a‘ sẽ được tách thành 2 thành phần a’.cos(α) nằm ngang và a’.sin(α) thẳng đứng, rồi em tổng hợp 2 vectơ gia tốc ga‘, tìm các thành phần theo X và thành phần theo Z. sẽ được vectơ gia tốc (lực khối) tổng hợp. và khi đó mực nước phải vuông góc với vectơ này. kết quả tìm ra cũng tương tự như cách giải của thầy.
          Mong em hiểu cách làm

          DATECHENGVN

  30. thưa thầy cho em hỏi bài tập này : một cửa van hinh vuông, cạnh ab=0.6m , quay quanh trục nằm ngang 0 dưới trọng tâm c , oc=5cm ,
    a) tính ALT P tác dụng lên cửa van , và vị trí áp tâm.
    b) muốn cửa van không bị quay quanh 0 thì chiều cao nước h bằng bao nhiêu, ? tìm giá trị của P.
    đây là hình thầy ạ :
    http://s1313.photobucket.com/user/binhdn01/media/gdfh_zps2f80e616.png.html
    em cảm ơn thầy.

    1. binhdo thân,

      Cua van phang thang dung
      Đây là bài tóan về tính lực tác dụng lên diện tích phẳng. Để tìm tổng lực P và vị trí điểm đặt D không khó.
      Em tham khảo Chương 2, trong tài liệu giảng dạy của thầy: nhấp chuột vào đây để tải tài liệu về. Xem tài liệu, em có thể tính được P và BD.
      Để tìm độ sâu h sao cho cửa van không quay, em có thể làm như sau:

      • Em xem h là ẩn, tính áp suất tại A và B
      • Áp dụng công thức tính điểm đặt D, nghĩa là tính BD theo h
      • Để van không bị quay thì điểm đặt lực D phải nằm trên trục quay, như vậy, ta có:
            BD = BO = BC-CO = AB/2-CO = a/2-CO    (1)
      • Giải phương trình (1) , ta tìm được h.

      Mong em hiểu cách làm.

      DATECHENGVN.

  31. Thầy cho em hỏi bài tâp này cái ạ! Em cảm ơn thầy!
    Tòa nhà World Trade Center ở Newyork cao H=411m và rộng L=73m. Sự phân bố áp suất trên mặt trước của tòa nhà từ một trận gió có v=24km/h được xấp xỉ bởi PT:
    p= Az^4 + Bz với A=-12.5×10^-8 N/m^6, B=8.7N/m, z(m).
    Tìm cường độ và vị trí của áp lực gió tác dụng lên mặt trước của tòa nhà.
    ( Bài này có hình minh họa mà e không biết up hinh sao, có hình sẽ dễ nhìn hơn, mong thầy thông cảm).

    1. tu110i thân,
      Đối với vấn đề em nêu, thầy có một số ý kiến như sau:

      1. Đơn vị cho của hệ số B (N/m) là hòan tòan sai, đúng ra phải là N/m3. Em cần xem lại.
      2. Hoặc nếu đơn vị của hệ số B không sai thì phương trình phân bố áp suất p sai, em xem lại sai ở đâu ?

      Lọai trừ những điều sai ở trên, việc giải bài tóan này không khó lắm, em cần nhận xét một số điểm sau:

      • Bài tóan cho quy luật phân bố áp suất là một hàm số theo độ cao (z), do đó cùng một độ cao áp suất sẽ như nhau
      • Quy luật này có dạng một đa thức bậc 4 theo z, càng lên cao áp suất càng lớn, và giá trị áp suất dư của nó là 0 ở mặt đất
      • Ta đặt W (=L) là chiều rộng và H là chiều cao của tòa nhà, trục OZ là trục thẳng đứng hướng lên. Nhiệm vụ của bài tóan là tìm tổng lực P tác dụng lên mặt tòa nhà và vị trí điểm đặt D, tức ZD của nó.
      • Vì áp suất thay đổi theo độ cao z, nên để tìm áp lực, ta phải dùng phương pháp vi tích phân như sau:
      • +    Dùng một vi phân diện tích nằm ngang dA = W.dz, ở cao độ z
        +    ta biết được áp suất trên vi phân diện tích dA này là p(Z) (bài tóan cho), nên ta tính được vi phân áp lực dP=p(Z). dA=W.p(Z).dZ, từ đó ta tính được Tổng lực P như sau:
        Tich phan tinh luc gio

        +    Lấy tích phân này khá dễ dàng, ta được kết quả lực P

      • Để tính vi trí điểm đặt, ta tính Moment của lực P đối với trục OX qua O, nằm ngang, vuông góc với OZ:
        +     MP/OX = P.ZD.
        +    Dùng phương pháp vi tích phân để tính moment M giống như cách tính lực, ta có:
        Tich phan Moment luc gio
      • Từ đó, ta có thể tìm được ZD như sau
            ZD = M/P       (3)

      Mong em có thể hiểu vấn đề.

      DATECHENGVN

      DATECHENGVN

    1. pvu-nhatbinh thân,

      Thầy có một số góp ý như sau:

      • Nếu như bài tóan không cho giá trị tỉ trọng gỗ là cố định δ = 0,5 mà cho theo dạng δ < 0,5 thì em có thể tìm được kết quả ở dạng chiều cao phần nổi > giá trị giới hạn.
      • Xét sự cân bằng của vật nổi, ta có trọng lượng của khối gỗ G = δ.γH2O.V phải cân bằng lực Archimede = γH2O.Vc. Ở đây Vc là thể tích phần chìm của khối gỗ.
      • Từ đó em rút ra được tỉ lệ sau: Vc/V = δ.
      • Vậy nếu δ = 0,5 thì:
        + Độ sâu phần chìm bằng bán kính R, nếu gỗ ở tư thế nằm (trục gỗ song song mặt thóang)
        + Độ sâu phần chìm bằng 0,5.L, nếu gỗ ở tư thế đứng (trục gỗ vuông góc mặt thóang)
      • Nếu δ ≠ 0,5, thì lý luận tương tự. nếu gỗ nằm thì tỉ số diện tích phần chìm của vòng tròn bán kính R và diện tích hình tròn (πR2) bằng δ. nếu gỗ đứng thì tỉ số chiều cao phần chìm và chiều cao L bằng δ.

      Mong em hiểu bài tóan.

      DATECHENGVN.

  32. Thưa thầy, thầy cho em hỏi, theo các bài tập em sưu tầm được cũng như các ví dụ trong tài liệu về mô đuyn đàn hồi đẳng nhiệt Kp thì hầu như là chỉ xét với bình có một chất lỏng duy nhất, tương đối đơn giản, nhưng em găp bài tập trong bình có chứa hỗn hập 2-3 chất lỏng và cho Kp của các chất lỏng đó và bắt tính độ giảm bề mặt thoáng của chất lỏng thì giải quyết thế nào thưa thầy?. VD:
    Một bình chứa dầu, nước và không khí. AS ban đầu trong bình là Po= As khí quyển. Nếu không khí đc bơm thêm vào bình cho đến khi AS tuyệt đối là 1101,3kPa, tính độ hạ thấp mặt thoáng của dầu trong bình, biết Kp(oil)= 2050Mpa va Kp(w)= 2075MPa. Bình hình trụ có d=30cm. Giả sử V(bình) ko đổi.
    Em cảm ơn thầy!!

    1. Em thân,
      Bài tóan này cũng không có gì là khó lắm đâu, Em lưu ý một số vấn đề sau đây để giải:
      1. Đề bài cần phải được cho thêm thông tin về chiều cao của lớp nước bên dưới và chiều cao của lớp dầu bên trên.
      2. Đây là 2 chất lỏng không hòa tan, nên chất lỏng nào có tỉ trọng lớn hơn nằm dưới, và ngược lại.
      3. Áp suất trên khối khí gia tăng thêm một lượng đã cho Δp=1101,3 -po (KPa), với po là áp suất khí trời tính theo đơn vị KPa. Bình tuyệt đối cứng, không bị dãn nở ngang do sự gia tăng áp suất.
      4. Nếu như chiều cao cột dầu và nước không cao lắm thì ta giả thiết sự gia tăng áp suất ở hai mặt ngăn cách dầu chênh lệch không đáng kể =Δpd, và ở mặt nước và đáy là không đáng kể = Δpn.
      5. Áp dụng định luật Pascal, em có thể tìm thấy:
      Δpd=Δpn=Δp
      6. Em áp dụng công thức tính hệ số đàn hồi K, hoặc hệ số nén β của dầu và nước, nó thể hiện mối quan hệ giữa: (Δp, ΔV và Kp), có Δp và Kp, em có thể tính được ΔV.
      7. Vì bình cứng tuyệt đối nên tiết diện A = const. Lập tỉ số giữa ΔV và A, em tìm được độ giảm cột chất lỏng ΔHn của nước và ΔHd của dầu.
      8. Tổng độ giảm thấp mặt thóang dầu sẽ là tổng của hai độ giảm cột nước và dầu này;
      ΔH tổng = ΔHn+ΔHd

      Mong em hiểu và có thể giải được bài tập này.
      Thân chào em.

      DATECHENGVN.

      1. Em đã hiểu bài này, em cảm ơn thầy nhiều ạ. Em còn một bài tập nữa muốn hỏi thầy, đó là bài tập về hình trụ được bôi trơn bằng dầu mà trong diễn đàn, em thấy có đề cập đến việc dùng phần mềm để giải ( Sample example 2). Đề bài :
        Một hình trụ đường kính D=10cm, h=15cm, trọng lượng G=100N trượt trong 1 ống được bôi trơn bằng dầu. Khe hở giữa thành hình trụ và thành ống là z0 = 0.1mm. Người ta quan sát thấy hình trụ có gia tốc -0.5m/s^2 khi vận tốc hình trụ là U=5m/s. Tính hệ số nhớt động lực của dầu.
        Mong thầy giúp đỡ. Em xin cảm ơn!

        1. Em giải bài này như vậy nếu có sai sót thầy chỉ giúp em nhé.
          Áp dụng công thức tính lực ma sát nhớt của Newton:
          F = A.µ.|du/dy|
          với A là diện tích trụ. du/dy là gradient vận tốc điểm u theo y, dọc theo trục y.
          Vì chiều dày lớp mỏng khá nhỏ nên ta xem quy luật phân bố u theo y là tuyến tính, vì thế ta có: |du/dy| ≈ V/Zo.
          => F = A.µ.V/Zo
          mà F=ma
          => µ=…

          1. phucwhypro thân,

            Em cần lưu ý, các vấn đề sau đây:

            • Từ trọng lượng G và gia tốc trọng trường g, em có thể tìm được khối lượng của thanh trượt.
            • Từ gia tốc cho (âm), em có thể tìm tổng hợp lực tác động vào thanh
            • Lực tổng hợp này gồm (1) trọng lượng G kéo xuống; (2) Lực ma sát hướng ngược chiều chuyển động, tức hướng lên
            • Từ đó em tìm được lực ma sát
            • mà em đã lập công thức tính được lực ma sát, cân bằng 2 giá trị này, em sẽ tìm được hệ số nhớt động lực học µ
            • Thân.

              DATECHENGVN.

    2. em chào thầy ạ! thầy vui lòng giải đáp giúp em bài tập này với!
      2.7 Một bình hình trụ tròn có bán kính R = 2m, chiều cao H = 4m chứa nước đến nửa bình. Người ta quay bình quanh trục thẳng đứng với vận tốc góc tối đa ωmax sao cho nước không tràn ra bên ngoài.
      a. Tính vận tốc ωmax ?
      b. Tính áp dư tại điểm giữa của đáy bình ? Xác định nơi có áp suất cực tiểu ở đáy bình ?
      c. Tính áp suất dư cực đại tại đáy bình ? Xác định vị trí của điểm có áp suất cực đại ?
      em không hiểu ở chỗ có áp suất dư cực đại và cực tiểu là như thế nào vậy thầy

  33. Em la thanh vien moi! Mong thay va cac anh chi giup do em bai nay!!
    Một khối kim loại có khối lượng 8kg và diện tích đáy 0.2m2 trượt xuống một mặt phẳng nghiêng 20 độ được bôi trơn bởi một lớp dầu mỏng có chiều dày zo=2mm và hệ số nhớt động lực 0.44Ns/m2. Tính vận tốc sau cùng mà khối kim loại đạt được.
    Em mới học môn thủy khí động lực học và cũng lần đầu tiên găp BT dạng nay đang loay hoay không biết cách làm, mong nhận được sự giúp đỡ.

    1. Em thân,
      Em thực hiện các bước tính tóan như sau:

      1. Trước hết em tính trọng lượng của khối kim lọai G = m.g với g là gia tốc trọng trường g=9,81 m/s2.
      2. Sau đó em tính thành phần lực gây trượt = G.sin(α), với α là góc nghiêng (=20o).
      3. Nếu như mái dốc đủ dài thì vận tốc lớn nhất và chuyển động duy trì với vận tốc (V) không đổi này khi lực gây trượt cân bằng lực ma sát nhớt giữa tấm kim lọai và lớp dầu bôi trơn, từ đó em suy ra lực ma sát.
        F = G.sin(α)       (1)
      4. Áp dụng công thức tính lực ma sát nhớt của Newton:
        F = A.µ.|du/dy|       (2)
        với A là diện tích tấm kim lọai (=0,2 m2), µ là hệ số nhớt động lực học (= 0,44 Pa.s), phương y là phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng, du/dy là gradient vận tốc điểm u theo y, dọc theo trục y.
      5. Vì chiều dày lớp mỏng khá nhỏ nên ta xem quy luật phân bố u theo y là tuyến tính, vì thế ta có: |du/dy| ≈ V/zo.
      6. Thế các giá trị nêu trên vào công thức (2), ta tính được:
        V = F.zo/(A.µ) = G.sin(α).zo/(A.µ)       (3)
      7. Mong em hiểu bài tóan này.
        Thân chào em.

        DATECHENGVN

      1. Em cảm ơn thầy!! Mấu chốt của bài này la du/dv=V/z0. Không có mối liên hệ đó thì không thể làm được. Ak thầy cho em hỏi là có dấu hiệu nào trong đề bài để nhận biết là u phân bố không tuyến tính theo y không ạ? Ý em là không có một tiêu chuẩn rõ ràng cho một bề dày được coi là không đang kể. Va khi u khong tuyến tính theo y ta có giai quyết được vấn đề tương tự không ạ?

        1. Em thân,
          Em nhận xét đúng về tiêu chuẩn để có thể xem là phân bố tuyến tính thì chưa rõ ràng, tùy thuộc vào điều kiện vật lý của bài tóan và sai số tối đa cho phép mà người tính tóan mong muốn.
          Để giải chính xác thì vẫn được, bằng cách em lập phương trình vi phân trong đó chứa du/dy để tính vi phân lực dF trên một vi phân diện tích dA, rồi tích phân lên trên tòan bộ diện tích A, phối hợp với các điều kiện biên, em sẽ tìm được kết quả.
          Chúc em có thể hiểu và làm được.
          Thân chào em.
          DATECHENGVN

      2. Thưa thầy, thầy cho em hỏi lại bài tập này chút ạ! Em chưa hiểu tại sao thầy lại lập luận là khi mái dốc đủ dài thì vânh tốc sẽ lớn nhất ạ? Thầy có thể mô tả chuyển động từ lúc vật bắt đầu chuyển động giúp em được không ạ? Em cam ơn thầy!

        1. tu110i thân
          Thầy không rõ em hỏi bài tập nào. Em nên Reply cho đúng vị trí!
          Có phải em đề cập đến bài tóan xe chở nước xuống dốc ?
          Khi bắt đầu cho xe xuống dốc, vận tốc xe tăng dần từ 0. Khi đó lực ma sát cũng sẽ tăng theo. Đến khi xe đạt được tốc độ lớn nhất thì lực ma sát cũng lớn nhất và cân bằng với thành phần tác động theo phương chuyển động của lực trọng trường. Và theo định luật Newton II. Xe đạt được sự cân bằng ngọai lực tác động ΣF=0 nên Xe sẽ chuyển động đều.
          Do đó, nếu chiều dài dốc không đủ dài thì xe sẽ không thể đạt được vận tốc lớn nhất được!

          DATECHENGVN

  34. Xin chào thầy!
    Em nhờ thầy tính giúp em:
    Cho áp suất khí là P, tiết diện ống dẫn là S, Thể tích bình kín là V
    Tình thời gian t để áp suất khí trong bình bằng với áp suất khí bơm vào.
    ———————————————————————————————–
    Em xin cám ơn.

    1. Thanh Son thân,

      Em nên đưa hình lên để bài tóan được rõ ràng ! Áp suất khí ở đâu ? chiều dài ống dẫn là bao nhiêu ? 1m hay 100m hay 1000m ?
      Nếu chiều dài ống càng dài thì thời gian càng lâu !
      Thân chào em,

      DATECHENGVN

  35. Thưa Thầy ,
    Phòng đào tạo vừa mới cập nhật điểm trên website trường và em tra bảng điểm trên web trường thì : Điểm tổng kết môn cơ lưu chất của em là 4,5 điểm.
    Theo Thầy nói : ” điểm tổng kết của em là 5,5 điểm và đã qua ” .
    Mong Thầy xem lại giùm em , em xin chân thành cảm ơn !
    Em tên : Bùi Văn Tấn Tài
    MSSV : 81102976
    Nhóm : A04-A
    Em học lớp : Cơ lưu chất , chiều thứ 5 , tiết 10 đến 12 , phòng 501B4, học kỳ II năm 2012-2013

  36. nhờ thầy hướng dẫn dùm e câu này. cám ơn thầy nhiều
    Under normal circumstances is the air flow through
    your trachea (your windpipe) laminar or turbulent? List all assumptions and show all calculations.

  37. Đề:
    Người ta đúc xylanh rỗng có chiều cao H=250mm và đường kính trong lớn nhất d=300mm bằng cách rót gang lỏng vào khuôn rồi cho khuôn quay quanh trục thẳng đứng của nó với số vòng n=200vg/ph. (hình bài 2.14)
    Hỏi bề dày δ thành xylanh ở dưới dày hơn thành ở trên là bao nhiêu?
    Tìm số vòng quay n1dể cho độ chênh lệch trên không quá 1cm.
    Đáp số : δ = 0.5 (d-d1) = 4,35 cm
    n1≥ 393 vg/ph

    mong thầy giup dùm em bài này. em chân thành cảm ơn thầy

    1. Nguyen Ngo chuong thân,
      Đây là bài tóan về tĩnh tương đối chất lỏng (gang lỏng) đặt trong bình hình trụ quay tròn quanh trục thẳng đứng. Để giải em chú ý đến một số vấn đề sau:
      1. Áp dụng phương trình tĩnh tương đối chất lỏng quay tròn quanh trục thẳng đứng đối với hai điểm: điểm A: trên mặt thóang có bán kính cho là r1; điểm B: ở đáy, có bán kính là r2.
      2. Từ phương trình trên em rút ra được Δr, rồi suy ra Δd.
      3. Câu hỏi 2, thì làm ngược lại để tìm số vòng quay N theo Δd cho trước, thay vì như câu hỏi 1 là cho trước N tìm Δd.
      Mong em hiểu và giải được. Ngòai ra em có thể tham khảo hướng dẫn giải bài tập liên quan, nhấp chuột vào đây: “bài tập tham khảo ở trang chủ“.
      Thân chào.

      DATECHENGVN

  38. Thưa Thầy.
    Thầy ơi cho em hỏi :
    ” Điểm cuối kỳ Thầy có cộng điểm làm bài tập trên lớp chưa? ( trên lớp em lên bảng được 3 lần , được cộng 0,75 điểm) “.
    Em tên : Bùi Văn Tấn Tài
    MSSV : 81102976
    Nhóm : A04-A
    Em học lớp : Cơ lưu chất , chiều thứ 5 , tiết 10 đến 12 , phòng 501B4, học kỳ II năm 2012-2013
    Em được : 5 điểm thi cuối kỳ; 2,5 điểm thi giữa kì.
    Em mong thầy xem xét lại giùm em.
    Em xin chân thành cám ơn .

    1. Tấn Tài thân!

      Dĩ nhiên thầy đã cộng điểm bài tập cho lớp. Lớp em DC11MT tỉ lệ đạt 63% (khá), tỉ lệ điểm 10 là 8%.
      Trong khi đó lớp XD11DD5 tỉ lệ đậu rất cao, cao nhất từ trước đến nay: 85%, tỉ lệ điểm 10 là 31%.
      Nói chung các em đi học đầy đủ, chịu khó làm bài tập và lên trang diễn đàn tham khảo thêm tài liệu là sẽ đậu
      thậm chí điểm cao nữa!
      Riêng em điểm tổng kết là 5,5 điểm và đã qua !
      Thân chào em.

      Thầy.

        1. Thưa Thầy ,
          Phòng đào tạo vừa mới cập nhật điểm trên website trường và em tra bảng điểm trên web trường thì : Điểm tổng kết môn cơ lưu chất của em là 4,5 điểm.
          Theo Thầy nói : ” điểm tổng kết của em là 5,5 điểm và đã qua ” .
          Mong Thầy xem lại giùm em , em xin chân thành cảm ơn.

  39. em kính chào thầy!
    Em có bài toán nhờ thầy giải giúp em. em cám ơn thầy nhiều lắm.
    Ở miệng vào của ống dẫn lưu thu hẹp đường kính 200mm, dòng không khí co vận tốc 30m/s nhiệt độ 30 C và áp suất 2,5 KG/cm2 bỏ qua tổn thất. xác định vận tốc của dòng ở mặt cắt có đường kính bé hơn 2 lần so với miệng vào cũng như lưu lượng không khí qua ống.
    em kính chúc thầy s

  40. chào thầy e có bài toán nhờ thầy giải dùm
    Ethyl alcohol chuyển động trong ống có đường kính D= 60 (mm). Tổn thất áp suất tại cửa nghẽn của thiết bị đo lưu lượng ∆p = 4( KPa). Nếu lưu lượng qua ống Q= 0.003 mét khối/s. Xác định đường kính ống tại cửa nghẽn biết khối lượng riêng = 789(kg/mét khối).hệ số nhớt =1.19× 10 mũ -3 ( paS)

  41. Chào Thầy!
    E có 1 câu hỏi muốn nhờ thầy giải và hướng dân góp ý kiến cho e.E cảm ơn thầy.!
    Lưu lượng cung cấp cho máy bơm phun tia là Q=30l/s kích thước máy bơm: đường kính ống lớn D= 100mm,của ống nhỡ đoạn hẹp nhất d= 50mm, áp suất dẫn vào p1= 2at.Nước từ ống có áp chảy vào không khí.
    1. Nếu máy bơm đặt ngang theo trục O-O ở độ cao cách mặt nước H= 4.5m thì có thể hút nước lên được không? Bỏ qua tổn thất năng lượng.
    2. Nếu là không, để hút được thì cần thay đổi thông số nào?
    Mong thầy giúp em. hình em đã gửi file word cho thầy qua mail (tranminhnhut08122@gmail.com)

  42. Mong Thầy giúp đỡ giúp em bài này…
    Đề : 1 vòi phun nằm ngang phun nước với vận tốc v và cách gá đặt trên 1 toa xe chuyển động với vận tốc u.
    a) Xác định công suất của toa xe và hiệu suất của nó.
    b) Xác định tỷ số u/v tương ứng với lực F và công suất lớn nhất.
    Em xin chân thành cảm ơn Thầy nhiều……

    1. Cao cuong thân,
      Bài này khá dễ, thầy đã sửa khá nhiều lần cho nhiều lớp trước đây !
      Cách làm là em xét hệ tọa độ gắn với xe, sau đó áp dụng phương trình động lượng để tìm lực F, từ đó tìm công suất P = F.V nó ở dạng hàm số.
      Để tìm cực trị, em lấy đạo hàm và cho đạo hàm bằng không, em sẽ tìm ra được đáp án.
      Thân.
      DATECHENGVN

      1. Em chào Thầy ạ;
        Thầy giải giúp em bài tập này nha thưa Thầy
        BT,
        Xác định lưu lượng chảy qua ống ventury nếu cho trước hHg= 600mm, đường kính ống D=200mm, đường kính ống nhỏ d=75mm, Z0 =200mm, gốc nghiêng ɵ=300 Hệ số hiệu chỉnh lưu lượng C=0,95.

    2. em chào thầy ạ!
      thầy cho em hỏi là trong quá trình học ở trên lớp, em có lên bảng làm bài đúng được 6 lần và mỗi lần làm đúng thì được cộng 0,25 điểm.Vậy em làm đúng được 6 lần là em được cộng 1,5 điểm. Điểm này thầy có cộng vào điểm tổng kết cuối kì không thầy. Thầy sẽ cộng trước khi có điểm tổng kết hay sau khi có điểm tổng kết vậy thầy?.

      1. em chào thầy ạ!em tên Tăng Hiếu mssv : 21109009 lớp sáng thứ 6 tiết 1-2-3
        thầy cho em hỏi là trong quá trình học ở trên lớp, em có lên bảng làm bài đúng được 6 lần và mỗi lần làm đúng thì được cộng 0,25 điểm.Vậy em làm đúng được 6 lần là em được cộng 1,5 điểm. Điểm này thầy có cộng vào điểm tổng kết cuối kì không thầy. Thầy sẽ cộng trước khi có điểm tổng kết hay sau khi có điểm tổng kết vậy thầy?.

  43. Em Kinh Chao Thay!
    Thay cho em hoi bai 5.16 va 5.17 trong sach bai tap em giai ra dap an bai 5.16 la 13,1(l/s) bai 5.17 la 79,2(lit/s) vay co phai dap an sai khong thay?
    Thay huong dan gium em bai 6.23 :theo em do la chong nhap cua chuyen dong thang deu theo ca phuong x va y + 1 xoay tu do,em giai nhung khong dung voi dap an do.
    Bài 6.23: Trong không khí có khối lượng riêng =1,228kg/m3. chuyển động với vận tốc U=10m/s. có 1 xoáy tự do với cường độ xoáy =60π(m2/s). Xem chuyển động là có thế. Chọn trục tọa độ x theo hướng dòng khí, gốc tại tâm xoáy. Giá trị áp suất tại điểm A(5m,2m) là bao nhiêu?
    Em cam on thay rat nhieu.

  44. chào Thầy,

    Em đi làm có gặp một thắc mắc nhỏ mong Thầy giải thích giúp:

    Đối với máy chiết rót bia, nó có một bồn chiết bia chính. Khí CO2 được cấp vào từ nắp của bồn với áp suất P1, Bia được bơm vào trong bồn với áp suất P2 (đo tại đường ống đầu ra của bơm). Khi đó mức bia trong bồn khoảng 40%.
    Em có thắc mắc là:
    1. trong trường hợp này áp suất của bia trong bồn có phải là P2 không?
    2. Trong trường hợp P1>P2 thì khi đó mức bia trong bồn có tăng lên được không?

    Kính mong Thầy giải thích cho. Cám ơn Thầy nhiều.

  45. Mong thầy giúp đỡ cho em bài này với:
    Đề bài: “Bình có dạng hình nón cụt có chứa nước đến 1 nữa chiều cao và quay quanh trục thẳng đứng. Tính số vòng quay lớn nhất mà nước không trào ra ngoài, và tính số vòng quay nhỏ nhất mà nước sẽ trào ra hết khỏi bình. Cho biết H = a = 0,60m, α = 45độ.
    Em cảm ơn thầy nhiều…

    1. rainsad77 thân,
      Hình tổng quát của bài tóan em nêu như sau:
      Be chua hinh non cut 1
      Bài toán cho:

      • Đường kính đáy d
      • Góc nghiêng của thành α
      • Chiều cao bình H
      • Chiều cao lớp nước ban đầu ho

      Yêu cầu tính:

      • Vận tốc quay ωmax, sao cho nước không tràn ra ngòai
      • Vận tốc quay tối thiểu để nước tràn hết ra bên ngòai

      1. Yêu cầu 1:Vận tốc quay ωmax:
      Cách giải như sau:

      1. Gọi D là đường kính của miệng bình,
        D = d+2.H.Cotg(α)       (1)
      2. Gọi do là đường kính của mặt nước,
        do = d+2.ho.Cotg(α)       (2)
      3. Trục Oz trùng trục quay, có chiều hướng lên, điểm O nằm ở đáy bình.
      4. Khi quay đều bình với vận tốc góc ωmax sao cho nước không tràn ra ngòai, thì mặt thóang nước có dạng Parabol tròn xoay, đi qua điểm A(D/2;H) nằm trên miệng bình, đi qua điểm B(0,zo) nằm trên trục bình, với zo≥0, có phương trình là:
        z = zo + a.r2       (3)
        với zo và a là hai tham số cần được xác định dựa vào hai điều kiện:
        – Mặt Parabol qua A
        – Thể tích nước bảo tòan: thể tích nước lúc quay với vận tốc tối đa, không tràn ra ngòai bằng thể tích lúc ban đầu
      5. Thế tọa độ điểm A vào phương trình (3), ta có thể rút ra:
        zo = H – (a.D2)/4        với zo≥0       (4)
      6. Thế (4) vào (3), sắp xếp lại ta được:
        H-z = (D2/4 – r2).a        (5)
      7. Thể tích phần không khí ở trên mặt Parabol ở dưới mặt bình, được tính theo công thức tích phân thể tích như sau:
        cong thuc W T
      8. Thế (5) vào (6), tích phân ta được:
        WT=π.a.D4/32       (7)
      9. Thể tích phần khí trong bình khi chưa quay được tính như sau:
        WN = (π/12)(H-ho)(D2+D.do+do2)       (8)
      10. Để đảm bảo thể tích nước bằng nhau trong hai trường hợp đứng yên và quay, ta có: WT = WN, từ đây giải ra ta tìm được:
        Cong thuc a_9
      11. Như vậy ta có thể xác định được a qua (9), sau đó áp dụng công thức (4), ta có thể tính được zo → phương trình mặt thóang Parabol hòan tòan được xác định
      12. Áp dụng phương trình tĩnh tương đối chất lỏng đặt trong bình quay đều quanh trục thẳng đứng đối với hai điểm A(D/2;H) và B(0;zo):
        CT tinh quay
        Chú ý:
        pA = pB = pa
        rA = D/2 ;
        rB = 0 ;
        zA = H ;
        zB = zo (tính theo (4)).
        Từ đó ta giải ra được ωmax
      13. CT tinh Omege

      Phân tích:

      1. Phương pháp giải ở trên chỉ phù hợp khi zo ≥ 0. Nghĩa là độ sâu lớp nước ban đầu ho phải đủ cao. Trường hợp zo < 0, ta sẽ trình bày cách giải bài tóan này sau (!)
      2. Ta áp dụng bài tóan này vào trường hợp đặc biệt:
        – Góc α = 90o, nghĩa là bình trở thành hình trụ tròn.
        – Độ sâu ho = H/2
      • Thế các giá trị cho vào (1) và (2), ta có: D=do=d
      • Thế các giá trị đã biết ở trên vào (9), ta tìm được :
        a = 4H/D2.
      • Thông qua (4), ta tìm được zo = 0. Kết quả này phù hợp với trường hợp bình hình trụ, mực nước ban đầu ở độ sâu H/2 mà ta đã giải (tham khảo bài tóan ở trang chủ, trang ẩn)
      • Thế các giá trị đã biết vào công thức (11), ta tìm thấy
        Omega max CT 12
        Kết quả này cũng phù hợp với kết quả đã tìm thấy ở một bài tóan khác về bình hình trụ quay đều quanh trục thẳng đứng đặt trong thang máy:em nhấp chuột vào đây để tham khảo.

      Mong em có thể hiểu được cách giải bài tập này. Còn các trường hợp còn lại em hãy thử suy luận ra cách giải được không ?

      Thân

      DATECHENGVN

  46. Toa xe chở dầu chuyển động theo phương ngang với với vận tốc v= 36km/h và có kích thước D=2m, d=0,3m, l=4m.

    Tại một thời điểm đoàn tàu hãm phanh và sau đó chạy được một quãng đường L=100 m thì dừng lại. Xem chuyển động của đoàn tàu là chậm dần đều.
    Hãy xác định tổng áp lực P của dầu lên đáy thước AB của toa xe. Trọng lượng riêng của dầu
    9810 N/m2.

    HELP mình với.

      1. daohuuhieu thân,
        Thầy đã nhận được đề bài tóan và hình vẽ:
        Bon xang
        Thầy nhận thấy đề bài thiếu thông tin về khỏang thời gian cần thiết để xe ngừng hẳn lại kể từ lúc bắt đầu thắng là bao nhiêu ?
        Em cần xem lại đầu đề bài tập này nhé rồi gởi thông tin lên diễn đàn cho thầy biết nhé, khi đó thầy mới có thể giúp em giải được bài tập này!
        DATECHENGVN

        1. Toa xe chở dầu chuyển động theo phương ngang với vận tốc 36km/h và có các kích thước D=2m, d=0,3m, l=4m.
          Tại một thời điểm, đoàn tàu hãm phanh và sau đó chạy được một quãng đường L=100 m thì dừng lại. Xem chuyển động của đoàn tàu là chậm dần đều.
          Hãy xác định tổng áp lực P của dầu lên đáy thước AB của toa xe. Trọng lượng riêng của dầu là
          9810 N/m^2. Hình em vừa gửi lại cho thầy trên mail nha Thầy. Thầy coi giúp em với. Em chép nguyen lại đề, không thiếu 1 chữ đó thầy.

  47. Thưa thầy, xin thầy hướng dẫn cách giải các bài tập dưới giúp em:
    Bài 1: Một bình hình lăng trụ, như hình vẽ, chứa chất lỏng có trọng lượng riêng γ=7848 N⁄m^3 ; có chiều dài (thẳng góc với trang giấy) L=3m. Cho biết kích thước: B=2m, H=1m, h=3m, t=0,1m. Tính lực tác dụng thẳng đứng lên hai mặt phẳng nghiêng ab và cd.
    Bài 2: Toa tàu chở chất lỏng có hình dáng và kích thước như hình vẽ. Lúc đứng yên mặt thoáng chất lỏng có chiều cao h=0,3m. Kích thước toa tàu như sau: D=2m; L=2m; B=4m, trọng lượng riêng chất lỏng γ=9810 N⁄m^3 . Khi tàu chuyển động chậm dần đều với gia tốc a=0,5 m⁄s^2 và dừng lại khi đi được 100m. Tính áp suất tại tâm (điểm O) của thành phía trước.
    Bài 3:Một ống tròn vận chuyển 0,8m^3⁄s dầu (δ=0,86) có đường kính D=650mm, bị bẻ cong 1 góc 〖90〗^o như hình vẽ. Tổn thất năng lượng từ mặt cắt 1-1 đến mặt cắt 2-2 là 1m dầu, và áp suất tại mặt cắt 1-1 là P_1=230kPa . Hảy tính lực tác dụng lên đoạn ống cong, và góc hợp giữa phương x và lực tác dụng.
    Bài 4: Một xà lan có diện tích mặt nổi hình chữ nhật ABCD với cạnh AB=CD=25m và cạnh BC=DA=7,2m. Tiết diện thể tích chìm trên mặt thẳng đứng song song với BC và DA là một tam giác vuông cân với cạnh huyền nằm trên mặt nổi và đỉnh ở đáy xà lan như hình vẽ. Hãy tính trọng lượng của xà lan để đứng yên cân bằng.
    Em đã có gửi mail bài tập và hình vẽ cho thầy (mail congdanh…), mong thầy kiểm tra dùm em. Em xin cám ơn thầy

    1. Dạ em đã gửi mail hình vẽ và chi tiết bài cụ thể qua cho thầy. Mail em là congdanh….. và mail là “bài tập cơ lưu chất mới nhờ thầy hướng dẫn”. Mong thầy kiểm tra lại dùm em. Em xin cám ơn thầy

  48. thầy giải giúp e mấy bài tập này với ạ
    Câu 1
    A tank of oil has a mass of 30 slugs. (a) Determine
    its weight in pounds and in newtons at the earth’s surface. (b)
    What would be its mass 1in slugs2 and its weight 1in pounds2 if
    located on the moon’s surface where the gravitational attraction
    is approximately one-sixth that at the earth’s surface?
    Câu 2
    According to information found in an old hydraulics
    book, the energy loss per unit weight of fluid flowing through
    a nozzle connected to a hose can be estimated by the formula
    h= (0.04 to 0.09) (D/d)4 V2/2g
    where h is the energy loss per unit weight, D the hose diameter,
    d the nozzle tip diameter, V the fluid velocity in the hose, and
    g the acceleration of gravity. Do you think this equation is valid
    in any system of units? Explain
    câu 3
    Lưu chất chuyển động trong ống với lưu lượng không đổi Q ( ống mở rộng ) với đường kính vào D1 và đường kính ra D2, chiều dài của ống L, chứng minh rằng gia tốc tại mặt cắt vào và ra có giá trị sau:
    ai =32Q2 (D2 – D1)/π2L D51
    a0 =32Q2 (D2 – D1)/πL D52
    câu 4
    Xác định gia tốc của phân tử lưu chất tại
    r = 2a và θ = π / 2
    Ur = -U( 1 – a2/ r2) cos θ
    Uθ = U ( 1+ a2/ r2 )sin θ

          1. Thầy chưa nhận được có thể em lấy địa chỉ email sai ! Em chỉ cần nhấp chuột vào tên thầy sẽ thấy được email.

          2. e thử rồi mà không được thưa thầy
            thầy có thể cho e địa chỉ mail chính xác được không ạ

          3. daohuuhieu thân,
            Em lên diễn đàn nhấp vào tên thầy Le Van Duc, em có thể tìm thấy thông tin này khá dễ dàng ! Hoặc em đến trang Giới Thiệu: vào trang Home của DATECHENGVN, rồi nhấp chuột vào dòng chữ – “Giới thiệu” ở cột bên trái.
            Thân.

    1. Dao hieu thân,
      Thầy đã nhận được đề bài tập bằng tiếng Anh của em rồi. Thầy chỉnh lại các công thức cho rõ nhé và ghi chú chỗ sai của công thức:
      Câu 3:
      ai =32Q2 (D2 – D1)/[π2L D51]
      ao =32Q2 (D2 – D1)/[π2L D52] (ở đây công thức sai !!!)
      Câu 4:
      Thành phần vận tốc:
      Ur = -U( 1 – a2/ r2) cos θ
      Uθ = U ( 1+ a2/ r2 )sin θ

      CÁCH GIẢI:
      Bài 1:
      Câu a: Ở mặt đất g=9,81m/s2:
      Em chuyển đổi khối lượng được cho trong hệ thống Anh Mỹ vào hệ thống SI, nhấp chuột vào đây. Để xác định trọng lượng em dùng công thức:
      G = m.g       (1)
      với m: khối lượng; g: gia tốc trọng trường trên mặt đất.
      – Trong hệ SI: m(kg); g(m/s2) và G (N); g=9,81m/s2
      – trong hệ Anh Mỹ: m(slug), g(ft/s2) và G (lb:pound); g=32,2ft/s2
      – Công thức chuyển đổi giữa N và lb như sau: 9,8 N = 2,2 lb
      Tham khảo thêm tài liệu ở đây.
      Câu b: Ở mặt trăng g’ = (1/6).g =1/6×9,81m/s2:
      – Em lưu ý rằng khối lượng không thay đổi, chỉ có lực thay đổi vì phụ thuộc và gia tốc trường hấp dẫn. Nó tỉ lệ với g. nên ở trên mặt trăng, một bước đi của con người bằng 6 lần bước đi trên mặt đất.
      Bài 2:
      Nhìn vào công thức ta thấy ở hai bên của phương trình đều có cùng thứ nguyên chiều dài (đơn vị trong SI là m). nên các hệ số kèm theo là các hệ số không thứ nguyên. Vì thế công thức sẽ không phụ thuộc hệ thống đơn vị.
      Bài 3:
      Ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

      1. Đường kính ống mở rộng tuyến tính, ta có:
        D(x) = D1 +( D2-D1).x/L       (1)
        với x=0, tại mặt cắt đầu (1-1), D(x) = D1
        x=L, tại mặt cắt cuối (2-2), D(x) = D2
      2. Dòng chảy ổn định, lưu chất không nén được, nên phương trình liên tục cho ta:
        Q = A(x).U(x)=const       (2)
        với
        A(x) = π.D(x)2/4      (3)
        suy ra:
        U(x)=4Q/(π.D(x)2)       (4)
      3. Lấy đạo hàm của U theo x, ta được ax
        Dao ham U theo x
      4. Ta có:
        Cong thuc tinh a(x)
      5. Định trị a(x) ở x=0, U1 = 4Q/(π.D12), ta được ai:
        ai =32Q2 (D2 – D1)/[π2L D51]
      6. Định trị a(x) ở x=L, U2 = 4Q/(π.D22),ta được ao:
        ao =32Q2 (D2 – D1)/[π2L D52]

      NHẬN XÉT:

      • Ta nhận thấy đề sai, ở giá trị π2 như đã nêu trên
      • Ngòai ra, trong công thức thiếu dấu . Điều này nhận ra rất dễ dàng vì, đây là đọan ống mở rộng nên vận tốc phải giảm dần, nghĩa là gia tốc phải âm như đã chứng minh.

      Bài 4:
      Gia tốc phần tử lưu chất trong hệ tọa độ trụ được cho như sau:
      Gia toc he toa do tru
      Đối với hệ ỵoa độ cực, ta bỏ qua các số hạng có liên quan đến z. ta được:
      Gia toc he toa do cuc
      Vì là chuyển động ổn định, không có biến thời gian t, nên ta bỏ đi các đạo hàm riêng phần theo t, trong 2 công thức trên.
      Gia toc he toa do cuc on dinh
      Tính các đạo hàm riêng phần từ các vận tốc Ur và Uθ cho, thế vào các công thức trên, ta có thể dễ dàng tìm ra được các thành phần hàm gia tốc. Thế tọa độ của điểm cho (r=2a; θ=π/2) vào các công thức này ta tính được gia tốc tại điểm đó.

      Mong em suy nghĩ và hiểu vấn đề.

      DATECHENGVN

      1. thầy có thể giải thích chi tiết lại không ạ.
        như câu 2 e tạm dịch h là sự mất mát năng lượng trên một đơn vị trọng lượng vậy đơn vị của nó là j
        và câu 1 e chưa hiểu cách quy đổi mấy
        còn câu 4 nữa thưa thầy

  49. Nhờ thầy giải giúp em một số bài tập sau :
    Bài 1: Một bình hình trụ tròn, bán kính R=0,6m ; chiều cao H=1m; đựng nước và dầu. Chiều dày lớp nước là H/2, chiều dày lớp dầu là H/4. Bình được đặt trong thang máy chuyển động ( lên ) chậm dần đều với gia tốc a=2 m/s2. Tính vận tộc quay đều tối đa (N max) quanh trục thẳng đứng để nước không tràn ra ngoài.
    Bài 2 : Một tấm phẳng bị hút chặt vào bình hình cầu có gắn áp kế chứa nước và một chất lỏng có tỷ trọng như hình. Nếu biết tỷ trọng của chất lỏng đó là 8, H=0,48m ; h=0,12m ; R=0,16m thì trọng lượng tối đa để tấm phẳng còn bị gắn chặt vào bình là bao nhiêu? (Câu 6 trong bài)
    Bài 3 : 3 ống đo áp được gắn vào đường ống vận chuyển chất lỏng có đường kính trước và sau đoạn co hẹp không thay đổi như hình. Gọi h1, h2, h3 là độ cao của mực chất lỏng trong 3 ống tương ứng. Bỏ qua tổn thất năng lượng, hãy suy đoán sự chênh lệch của h1, h2, h3.

    Do không up được hình nên em đã có gửi bài qua mail cho thầy (mail congdanh….) Mong thầy giúp đỡ

    1. Các hình của em gởi là:
      Hình 1 của Bài tập 1:
      Binh quay nuoc dau
      Hỉnh 2 của Bài tập 2:
      Binh nua cau ap ke
      Hỉnh 3 của Bài tập 3:
      Ong Ventury
      Cách giải như sau:
      Bài 1:
      Các bước giải bài tóan như sau:

      1. Tính gia tốc biểu kiến:
        g’ = g+a’     (1)
        với a’ là gia tốc quán tính của thang máy (tham khảo thêm việc tính gia tốc biểu kiến ở trang chủ ẩn, đã đăng trước đây)
      2. Bây giờ em xét bài tóan chất lỏng cân bằng tương đối trong bình hình trụ quay tròn quanh trục thẳng đứng trong trường trọng lực có gia tốc là gia tốc biểu kiến g’.
      3. Vì chỉ quan tâm đến nước không tràn ra ngòai, nên ta bỏ qua dầu, nó không ảnh hưởng đến kết quả tính tóan.
      4. Để giải bài tóan này em tham khảo phần hướng dẫn của thầy ở Trang chủ nhấp chuột vào đây, lưu ý rằng thay g = g’.Em sẽ tìm thấy kết quả tính tóan là:
        ωmax = (2.g’.H)1/2/R.

      Bài 2:
      Các bước giải bài tóan như sau:

      1. Gọi M là điểm trên mặt thóang của nước trong ống
      2. Ta tính áp suất dư tại M như sau:
        pM = áp suất khối khí kín trong ống = -δ.γ.h
        với γ: trọng lượng riêng của nước; δ: tỉ trọng của chất lỏng trong ống chữ U.
      3. Ta tính áp suất tại đáy bình, trên mặt tấm phẳng như sau:
        pđáy = pM + γ.H = γ.(-δ.h + H).
      4. Nếu áp suất tại đáy âm thì nó có khả năng mang trọng lượng của tấm phẳng G, được tính như sau:
        G = – pđáy.A
        Với A là diện tích đáy của hình nửa cầu:
        A = πR2

      Bài 3:
      Các bước giải bài tóan như sau:

      1. Từ phương trình liên tục, ta có:
        Q = Vi.Ai = const
      2. Do đó ta có thể kết luận như sau:
      3. Chỗ nào đường kính ống lớn, thì ở đó vận tốc nhỏ, động năng (V2/2g) bé, và ngược lại.
      4. Ta có phương trình bảo tòan năng lượng như sau:
        p/γ + z + V2/2g = const,
        nếu bỏ qua tổn tất năng lượng.
      5. Nếu xét đến tổn thất năng lượng thì năng lượng giảm dọc dòng chảy.

      Từ đó ta phân tích bài tóan như sau:

      1. Đường kính ống ở mặt cắt 1-1 và 3-3 bằng nhau, nên động năng bằng nhau, dẫn đến thế năng bằng nhau: h1 = h3 , nếu không có mất năng lượng. Nếu có tổn thất năng lượng thì h1 > h3
      2. Đường kính ống ở mặt cắt 2-2 nhỏ hơn đường kính ống ở mặt cắt 1-1 và 3-3, nên vận tốc và động năng của nó sẽ lớn hơn so với ở mặt cắt 1-1 và 3-3. Nên thế năng ở mặt cắt 2-2 phải giảm xuống (để đảm bảo năng lượng bảo tòan). Từ đó ta suy ra:
        h1 > h3 > h2

      Mong em hiểu bài.

      DATECHENGVN

  50. Chào Thầy!.
    E có 1 câu hỏi muốn nhờ thầy giúp đỡ.Mong thầy có thể giúp e.E Cảm ơn Thầy.!
    ĐỀ:
    Nắp an an toàn có đường kính nút d=25 mm tháo dầu từ ống có lưu lượng Q= 10l/s và áp suất dư trong đó là p = 320 N/cm2; lúc này độ mở của nắp là l = 5mm.
    Bỏ qua tổn thất áp lực khe nắp, xác định phương của tia dòng ( tức là góc α ) phun ra ở nắp, nếu biết rằng áp suất cần lúc đầu để mở nắp được là Po = 250N/cm2 và độ cứng của lò xo là C = 20 N/mm. Khối lượng riêng của dầu ρ = 920kg/m3.
    Hình vẽ e sẽ gửi vào mail của thầy.Mong Thầy giúp e.

      1. Cách giải bài tập này như sau:

        1. Trước hết phải đổi đơn vị sang hệ thống SI, giả sử dòng chảy ổn định, bỏ qua tổn thất năng lượng, bỏ qua chênh lệch vị năng Z, lấy hệ số hiệu chỉnh động năng và động lượng α1 = αo = 1
        2. Gọi O-O là diện tích ướt mặt cắt vào, có vận tốc là V và lưu lượng là Q
        3. Gọi 1-1 là diện tích mặt cắt ra, có vận tốc là V1. Từ phương trình bảo tòan thể tích nên suy ra lưu lượng ở mặt cắt này cũng là Q
        4. Áp dụng định luật bảo tòan năng lượng, giữa trạng thái lúc đầu van đóng, năng lượng dòng chảy là áp năng p’o, và ở trạng thái mở van ở mặt cắt 1-1, chỉ có động năng, nên ta có: →
          p’o = ρ.V12/2     (1)
          từ đây ta suy ra được V1;
          Trong khi đó, vận tốc tại mắt cắt O-O là:
          V = Q/Ao
          với Ao = πd2/4
        5. Áp dụng phương trình động lượng cho khối nước giữa hai mặt cắt O-O, 1-1, và diện tích A của nắp. Chiếu phương trình này xuống phương nằm ngang, chú ý rằng áp lực nước tác dụng ở mặt cắt 1-1 là áp lực khí trời. Vì ta tính tóan dựa theo áp suất dư nên áp lực tại mặt cắt 1-1 bằng 0, và được bỏ qua trong phương trình động lượng, ta được →
          POR = ρ.Q(V1.cos(α)-V)     (2)
          Với
          PO = po.Ao
          và: po = p’o – ρ.V2/2
          với p’o là áp suất trong ống lúc chưa mở nắp.
        6. Áp dụng định luật Hooke (xem tài liệu ở đây), ta có :
          F = R = k.x      (3)
          với k (=C) là độ cứng của lò xo; x (=l) độ dịch chuyển lò xo.
        7. Tính được R, từ (3), thế vào (2), ta có thể tìm được góc α

        Mong em hiểu cách giải.
        Thân.
        DATECHENGVN

          1. tanthatqn thân,
            Thầy nghĩ em đã học qua định luật Hooke trong môn vật lý lớp 12, khi xét sự dao động của một khối lượng treo trên 1 lò xo. Lực kéo (đẩy) vật về điểm cân bằng tuân theo định luật Hooke: F = – k.x. Trong bài tóan này, ta chỉ xét giá trị của lực, nên ta viết F = k.x.
            Đây là cách đơn giản nhất để tìm được phản lực R, và nhờ đó ta tìm được góc α.
            Thân.
            DATECHENGVN

          2. Thầy ơi.e chưa giải ra được.Thầy có thể giải chi tiết giúp e đc ko.E cảm ơn Thầy

  51. thầy giúp e giải 2 bài này với. cám ơn thầy nhiều
    Bài 1
    Lưu chất chuyển động trong ống với lưu lượng không đổi Q ( ống mở rộng ) với đường kính vào D1 và đường kính ra D2, chiều dài của ống L, chứng minh rằng gia tốc tại mặt cắt vào và ra có giá trị sau: Q2
    ai =32Q2 (D2 – D1)/π2L D51 a0 =32Q2 (D2 – D1)/πL D52
    bài 2
    Xác định gia tốc của phân tử lưu chất tại r = 2a và θ = π / 2
    Ur = -U( 1 – a2/ r2) cos θ Uθ = U ( 1+ a2/ r2 )sin θ

          1. Câu 1
            A tank of oil has a mass of 30 slugs. (a) Determine
            its weight in pounds and in newtons at the earth’s surface. (b)
            What would be its mass 1in slugs2 and its weight 1in pounds2 if
            located on the moon’s surface where the gravitational attraction
            is approximately one-sixth that at the earth’s surface?
            Câu 2
            According to information found in an old hydraulics
            book, the energy loss per unit weight of fluid flowing through
            a nozzle connected to a hose can be estimated by the formula
            h= (0.04 to 0.09) (D/d)4 V2/2g
            where h is the energy loss per unit weight, D the hose diameter,
            d the nozzle tip diameter, V the fluid velocity in the hose, and
            g the acceleration of gravity. Do you think this equation is valid
            in any system of units? Explain
            câu 3
            Lưu chất chuyển động trong ống với lưu lượng không đổi Q ( ống mở rộng ) với đường kính vào D1 và đường kính ra D2, chiều dài của ống L, chứng minh rằng gia tốc tại mặt cắt vào và ra có giá trị sau:
            ai =32Q2 (D2 – D1)/π2L D51
            a0 =32Q2 (D2 – D1)/πL D52
            câu 4
            Xác định gia tốc của phân tử lưu chất tại
            r = 2a và θ = π / 2
            Ur = -U( 1 – a2/ r2) cos θ
            Uθ = U ( 1+ a2/ r2 )sin θ

          2. daohuuhieu thân,
            Em lên diễn đàn nhấp vào tên thầy Le Van Duc, em có thể tìm thấy thông tin này khá dễ dàng ! Hoặc em đến trang Giới Thiệu: vào trang Home của DATECHENGVN, rồi nhấp chuột vào dòng chữ – “Giới thiệu” ở cột bên trái.
            Thân

    1. Tanphat thân,
      Vì vận tốc V vừa ra cùng phương với súng phun, mà súng phun hợp với phương nằm ngang (trục OX) một góc Ө, nên thành phần hình chiếu trên trục X của V là Vx sẽ bằng V.cos(Ө).
      Mong em hiểu bài!
      Thân
      DATECHENGVN

      1. e chào thầy ak!
        thầy cho e hỏi them một lần nửa nha thầy! tại e giải hoài mà nó không ra được như thầy! ngay phần đầu bài tập của e có
        (Vx= căn bậc hai 2gh) sao nó ra được vậy thầy? thầy áp dụng phuong trình nào vậy thầy thầy ghi cách giải ra cái đó giúp e nha thầy! e cảm ơn thầy nhìu lắm.

          1. e chao thay!
            hom pua thay giai ra cho e la ngay luc dau ak thay. thay noi ” ap dung nguyen tac do ong pitot ta co: (Vx= can bac hai 2gh)” e khong hiu sao ra cho do ak thay! e mong thay giai thich giup e? e cam on thay nhiu. ngay tren dien dan co pai e do thay, thay xem giup e voi! e chi khong hiu sao ra cho do thoi, may cho kia e hiu het roi. e cam on thay.

          2. tanphat thân!
            Thầy giải thích về tính vận tốc ống Pitot:
            Khi vận tốc V, có động năng V2/2g đập vào đầu ống Pitot, tại đó có điểm dừng C, vận tốc bằng không. Do đó tòan bộ động năng này phải chuyển thành thế năng (vì năng lượng bảo tòan) và làm cho mực nước trong ống Pitot dâng cao một đọan là h, nước trong ống đo là tĩnh. nên, phương trình Bernoulli cho ta:
            V2/2g = h
            Từ đó ta tìm được V=(2gh)1/2
            Vì ở vị trí cao nhất vận tốc theo phương ngang, nên: Vx =V
            nên ta tìm được công thức mà em hỏi.
            Em hiểu chưa ? Chỉ là sự chuyển đổi các dạng năng lượng khác nhau: động năng, áp năng, vị năng (áp năng + vị năng → được gọi là thế năng).
            Mong em hiểu vấn đề.
            Thầy.
            DATECHENGVN

  52. Thầy ơi thầy giúp e giải bài tập này ạ!em cảm ơn thầy!
    1.verify the dimensions,in both the FLT and MLT symtems, of the following quantities which appear in Table 1.1: a) angular velocity, b)energy, c) moment of inertia (area), d) power, e) pressure
    2.make sure of Table 1.3 to express the following quantities in SI units: a) 10.2 in./min, b)4.81 slugs, c) 3.02lb, d) 73.1 ft/s^2, e) 0.0234lb.s/ft^2
    3. an open, rigid-walled, cylindrical tank contains 4ft^3 of water at 40 độ F. over a 24-hours period of time the water temperature varies from 40độ F to 90độ F. make use of the data in Appendix B to determine how much the volume of water will change. for a tank diameter of 2 ft, would the corresponding change in water depth be very noticeable? explain .

    1. Hạnh thân,
      Em có thể cung cấp cho thầy Table 1.1, Table 1.3 và Appendix B ở dạng file .doc họac file hình (scanned) cũng được, bằng cách em gởi email kèm tập tin này đến thầy được không ? sau đó thầy sẽ trả lời cho em. Em muốn thầy trả lời bằng tiếng Anh hay tiếng Việt ?

      DATECHENGVN

          1. Hạnh thân.
            Thầy trả lời câu 1; Bảng chuyển đổi thứ nguyên giữa hai hệ FLT (Anh, Mỹ) và MLT (SI) như sau:

            Thứ nguyên Trong hệ thống FLT Thứ nguyên Trong hệ thống MLT Ý nghĩa Vật lý – Đơn vị trong hệ SI
            F MLT-2 Lực (N)
            L L Chiều dài (m)
            T T Thời gian (s)
            F.T.L-1 M Khối lượng (kg)
            T-1 T-1 Vận tốc góc (rad/s)
            F.L ML2T-2 Năng lượng (N.m)
            L4 L4 Moment quán tính (diện tích) m4
            F.L.T-1 ML2T-3 Công suất (N.m/s)
            F.L-2 ML-1T-2 Áp suất (N/m2 =Pa)
    2. Hạnh thân,
      Để giải câu số 3, định hướng cách làm như sau:

      1. Bình được cho cứng không giản nở, do đó kích thước của nó (đường kính D) không thay đổi
      2. Để tính tóan thể tích giản nở của nước dước tác dụng của sự tăng nhiệt độ (to) ta dùng công thức:
        dV = Vo β (t1 – t0)      (2)
        Với β là hệ số dãn nở của nước dưới tác dụng nhiệt (volumetric temperature expansion coefficient) [m3/m3 oC, β = 0,00214, hoặc dùng (ft3/ft3oC cũng được)].
      3. Thế các giá trị cho vào, ta tìm được: dV=0,0428 ft3, độ gia tăng tương đối dV/Vo là 1,07%
      4. Vì diện tích ngang của bình giữ không đổi trong quá trình tăng nhiệt độ, nên ta cũng có: dV/Vo = dH/Ho, với Ho là độ sâu lớp nước ban đầu trong bồn.
      5. Em có thể tham khảo tài liệu ở đây để rõ hơn.

      Mong em tìm hiểu thêm để hiểu rõ bài tóan.
      Thân
      DATECHENGVN

  53. Em có thắc mắc về một số bài tập và câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết sau. Đây là những câu trong bộ đề thi, em đã có làm qua nhưng chưa chính xác lắm, mong thầy hướng dẫn, giúp đỡ em.
    Xin lỗi thầy vì sự bất tiện này nhưng em chưa biết cách up hình ảnh vào trong phản hồi nên em đành phiền thầy down phần bài trên mediafire vậy. Trong này em có 2 bài word (giống nhau nhưng khác phiên bản, một cái là .docx và cái còn lại là.doc), nếu cáo lỗi font hay gì đó thầy vui lòng xem bằng file .pdf dùm em.
    Em xin cám ơn thầy.

  54. thầy giúp e giải bài này với
    Nước từ một bình chứa A chảy vào bể chứa B, theo một đường ống gồm hai loại ống có đường kính khác nhau. . Biết zA = 13m, zB = 5m, L1 = 30m, d1 = 150mm, 031 . 0
    1
    = λ ,d2 = 200mm, L2 = 50m, 029 . 0
    2
    = λ .
    Ống dẫn là loại ống gang đã dùng, giả thiết nước trong ống ở khu sức cản bình phương. Tính lưu lượng Q và vẽ
    đường cột nước, đường đo áp của đường ống.

    1. TanPhat thân,
      Em nên kiểm tra lại thao tác bấm máy tính của em. Thầy dùng EXCEL tính ra ACOS(0.74) = 0.7377 rad = 42.27o
      Em xem lại có đúng không nhé ?
      Nếu không đúng đáp án thì em nên kiểm tra lại em có nhầm giá trị H=2m, h=3m hay ngược lại ?
      Về Phương pháp thì hòan tòan đúng, không có sai đâu.
      Thân.

      DATECHENGVN

  55. Khi thử ống phun người ta đo được lực kéo R=955 kG ngược chiều dòng chảy. Các thông số ở miệng vào p0= 8 kG/cm2, T= 4000 K , λ =0,7 , đường kính mặt cắt tới hạn Dc = 80 mm. Xác định vận tốc và đường kính ở miệng ra của ống phun.
    Đáp số: v2=732 m/s , D2 =178 mm

    Mong thầy hướng dẩn giúp em bài tập này. vì em phải làm bài tập này ở trường mà em tham khỏa giáo trình chưa hiểu lấm. mong thầy hướng dẩn cụ thể cho em. em xin chân thành cảm ơn thầy

    1. Hương thân,
      Ta giả thiết bài tóan cho dòng khí lý tưởng qua ống LAVAL, có đường kính ở mặt cắt tới hạn là Dc và dòng khí đạt vận tốc tới hạn tại mặt cắt tới hạn này. Gọi O-O là mặt cắt vào, 1-1 là mặt cắt tới hạn và 2-2 là mặt cắt ra. Trình tự giải như sau (tham khảo bài giải *, cho em Do Duy Tan, bên dưới):

      1. Áp dụng công thức (1) và (2) trong tài liệu này, tìm ra lưu lượng khối lượng qua ống QM
      2. Áp dụng phương trình khí lý tưởng (xem Chương 1, trong tài liệu Cơ Lưu Chất của thầy), với po và To cho, ta suy ra được ρo
      3. Bài tóan còn lại 4 ẩn số: Vận tốc vào vo; diện tích vào Ao; Vận tốc ra v2; diện tích ra A2, do đó ta phải cần 4 phương trình để giải chúng
      4. Phương trình 1 : PT bảo tòan khối lượng: QM = ρo.vo.Ao (1)
      5. Phương trình 2 : PT bảo tòan khối lượng: QM = ρ2.v2.A2 (2)
      6. Phương trình 3 : PT Bernoulli cho chất khí → xem công thức (4) ở bài giải *, bên dưới, áp dụng cho 2 mặt cắt O-O và 2-2
      7. Phương trình 4 : PT động lượng áp dụng cho mặt kiểm tra nằm giữa hai mặt cắt O-O và 2-2 → xem công thức (5) ở bài giải *

      Giải bốn phương trình này em sẽ tìm được vận tốc ra V2, và diện tích ướt A2, từ đó suy ra đường kính D2.
      Lưu ý khi áp dụng phương trình khí lý tưởng, phải dùng áp suất tuyệt đối, nhiệt độ tuyệt đối, nhưng khi áp dụng các phương trình Bernoulli và phương trình động lượng ta dùng áp suất dư.
      Chúc em hiểu và làm được bài tập này.
      Thân.
      DATECHENGVN

  56. thưa thầy! hình vẽ bài của e đây thầy ak. e rất mong thầy giúp e. e cảm ơn thầy.
    ống
    [[[[[[[[[[[[[[[]
    | []
    | 3m []
    dòng chất lỏng | []
    ống pitô [|——————————————–|[[[[[[[[[[[[[[]
    [[[[[[[[[[[[[[[[[[|[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[ 2cm | 2m
    | gốc têta |]__________phương ngang______|______

  57. thầy cho e hỏi? làm sao e mới đăng hình bài tập của e lên trên DATECHENG được vậy thầy? e vẽ hình trên word mà e dán wa đây không được. xin thầy hướng dẫn giùm e? e kam on thầy.

  58. Chào Thầy.
    E có 1 câu hỏi mong thầy góp ý kiến cho e.Cảm ơn Thầy.!
    M ức nước dâng lên trong ống Pito đặt ở độ cao nhất của dòng chất lỏng được biểu diễn như hình vẽ.Xác định lưu lượng súng phun va góc ө giữa súng phun và phương ngang.không có hình vẽ nên e ghi số liệu.
    Đề có 3 số liệu ngay đầu ống Pito có d = 2cm, có chiều cao từ phương ngang đầu súng phun đến mực nước súng phun cao nhất là 2m.từ mực nước phun cao nhất chiều cao lên 3m.
    mong Thầy giúp e.nếu Thầy k hiểu reply lại cho e.vì đề khó tả.

    1. Tấn Phát thân,
      Bây giờ em đã cung cấp cho thầy hình vẽ khá rõ ràng:
      Sung phun va ong Pitot
      Thầy hướng dẫn em cách giải như sau:
      GIẢ THIẾT:

      • Lưu chất lý tưởng (không có ma sát, không mất năng)
      • Không có lực ma sát giữa tia nước và không khí

      CÁCH GIẢI:

      • Gọi mặt cắt 1-1 là mặt cắt ra ở miệng súng phun có đường kính là d, vectơ vận tốc là V(Vx;Vz). Trục tọa độ OXZ, có O ở miệng ra của súng phun, OX nằm ngang, OZ thẳng đứng hướng lên.
      • Mặt cắt 2-2 cắt ngang dòng tia tại điểm cao nhất, tại đây vận tốc chỉ có thành phần nằm ngang và bằng Vx, ở độ cao z=H (xem Hình 1)

      Trình tự giải như sau:

      1. Áp dụng nguyên tắc đo của ống pitot (phương trình năng lượng trên đường dòng), ta có:
        Vx
      2. Ở mặt cắt 1-1, ta có:
        VxVcos
      3. Áp dụng phương trình năng lượng giữa 2 mặt cắt 1-1 và 2-2, ta có:
        Bernoulli V Vx
      4. Thế Vx ở công thức (1) vào (3), ta tìm được
        VHh
      5. Thế V và Vx vào công thức (2), ta tìm được góc Ө
      6. Áp dụng công thức tính lưu lượng ở mặt cắt 1-1:
        Cong thuc Q
      7. Với A = π.d2/4.

      Mong em hiểu cách làm.

      Thân!

      DATECHENGVN

  59. Chào Thầy!
    E có 1 câu hỏi muốn nhờ thầy giải và hướng dân góp ý kiến cho e.E cảm ơn thầy.!
    Lưu lượng cung cấp cho máy bơm phun tia là Q=30l/s kích thước máy bơm: đường kính ống lớn D= 100mm,của ống nhỡ đoạn hẹp nhất d= 50mm, áp suất dẫn vào p1= 2at.Nước từ ống có áp chảy vào không khí.
    1. Nếu máy bơm đặt ngang theo trục O-O ở độ cao cách mặt nước H= 4.5m thì có thể hút nước lên được không? Bỏ qua tổn thất năng lượng.
    2. Nếu là không, để hút được thì cần thay đổi thông số nào?
    Mong thầy giúp em.

  60. Chào Thầy.
    E có 1 câu muốn hỏi mong thầy góp ý kiến cho e.
    1 bình có hình chóp nón có bán kính R, chiều cao H và được đổ đầy nước. bình quay quanh trục thẳng đứng. Bình phải quay với tốc độ ω bằng bao nhiêu để mặt thoáng tiếp xúc với mặt nón dọc theo đường tròn miệng bình? Phần thể tích nước tràn ra W là bao nhiêu ?


    1. Cách giải như sau:
      Hinh non quay
      Phương trình mặt thóang của nước khi quay với vận tốc ω có dạng parabol tròn xoay:
      cong thuc z1
      Với zo là cao trình mặt thóang tại trục quay; a là hằng số.
      Để xác định zo và a, ta cần 2 điều kiện sau:
      – Mặt parabol tiếp xúc với nón tại điểm A(R;H):
      Z phay A
      suy ra:
      Cong thuc a
      Thế vào (1), ta được:
      cong thuc z
      – Mặt parabol đi qua điểm A(R;H), thế tọa độ điểm A vào (1a), ta được:
      Cong thuc H

      Zo
      Thế vào (1a), ta được phương trình mặt thóang:
      Z1b
      Áp dụng phương trình tĩnh tương đối, chất lỏng quay đều quanh trục thẳng đứng (tham khảo ở giáo án Chương 2) đối với 2 điểm A(R;H) và B(0,H/2), ta được:
      Bernuli
      Với:
      pA =pB = pa ; zA = H; zB = H/2 ; rA = R; rB = 0
      Ta rút ra được:
      Omega
      Thể tích nước tràn là phần thể tích nằm trên mặt parabol và dưới mặt phẳng nằm ngang qua mặt đáy nón. Dùng phưong pháp tích phân thể tích, lấy dA=2πr.dr và chiều cao h=H-z:
      Cong thuc W
      Thế z từ (1b) vào (5), ta tính được:
      W tran

      Mong em hiểu bài.

      Thân.

      DATECHENGVN

          1. Chào Thầy.
            E có 1 chỗ không hiểu mong thầy giảng thêm là phần nước tràn ra V’ trong bài tập.Thầy có thể giải thích thêm giúp e được không.
            Đề chính xác ở trên là phần thể tích nước tràn ra V’ là bao nhiêu?
            E cảm ơn Thầy.

      1. Chào Thầy.
        Thưa Thầy bài này có 1 cách giải khác là ta đi tìm phương trình mặt thoáng Z-Zo suy ra r2.Rồi tìm V sau đó tính H-Zo rồi mới tìm ra Zo.có thể e viết Thầy k hiểu nhưng e mong Thầy hướng dẫn e thêm lần nữa.cách đơn giản hơn đó Thầy.
        E cảm ơn Thầy.

  61. Thưa thầy, thầy có thể chỉ em bài này được không thưa thầy?:
    Phương trình Bernoulli đối với chất lỏng nén được có thể viết dưới dạng như đối với chất lỏng không nén được:
    p_0= p + (ρϑ^2)/2 + (ρϑ^2)/2.(1/4M^2 – (2-k)/24 M^4+…)
    Biểu diễn trong dấu ngoặc xác định sai số tương đối của phép tính áp suất là một phần của cột áp vận tốc.Xác định sai số trong phép tính khối lượng riêng εp ¬. so sánh hai trị số εp và ε_ρ khi M= 0.3 và M= 0.5
    Em xin cảm ơn thầy!!!

    1. Dinhthanhkrb thân,
      Thầy đã nhận được đề bài trong tập tin hình em scan. Nhưng thầy thấy đề không được rõ ràng cho lắm: ở đọan:
      Biểu diễn trong dấu ngoặc xác định sai số tương đối của phép tính áp suất là phần của cột nước vận tốc” (?).
      Nhận xét:

      • Biểu diễn” hay “Biểu thức” ?
      • Biểu thức trong dấu ngoặc là một đại lượng không thứ nguyên vì nó là hàm của số Mach (M=u/a) và K
      • Xác định sai số tương đối của phép tính áp suất (Δp/p hoặc dp/p ?) thì phù hợp vì đây cũng là đại lượng không thứ nguyên
      • là phần cột áp vận tốc : không phù hợp vì đây là đại lượng có thứ nguyên của áp suất (pa), ta không so sánh một đại lượng có thứ nguyên với đại lượng không thứ nguyên ???

      Gợi ý cách giải bài tóan:

      1. Ta giả thiết: đây là khí lý tưởng, quá trình đẳng nhiệt (T=const), áp suất ở điều kiện khí trời chuẩn (pa)
      2. Phương trình khí lý tưởng cho ta:
        p=ρ.R.T          (1)
        (xem tài liệu Chương 1, Cơ Lưu Chất của thầy để hiểu ý nghĩa các số hạng; với R là hằng số) trong trường hợp đẳng (đọan) nhiệt → T = const.
      3. Lấy sai số tương đối của biểu thức (1), ta có:
        Δp/p = Δρ/ρ         (2)
      4. Trong trường hợp nếu như chất lưu không nén được, khi đó số Mach M vô cùng nhỏ, ta có:
        po= p + (ρϑ^2)/2          (3)
      5. Khi số Mach, M lớn thì đặt ξ là biểu thức trong ngoặc, ta có: ξ=(1/4M2 – (2-k)/24 M4+…) có giá trị đáng kể. Phương trính Bernoulli cho chất lưu nén được có thể tham khảo thêm ở đây
      6. Tốc độ truyền âm trong khối khí có thể tính được, hoặc tra bảng (tham khảo ở đây). Khi cho M = 0,3 và 0,5, thì ta có thể tính được tốc độ
        v=M.a         (4)
        Từ đó em có thể tính được po trong hai trường hợp lưu chất không nén và nén được, hiệu hai giá trị này em được sai số áp suất εp (hoặc Δp) đối với một giá trị áp suất ban đầu nào đấy (ví dụ áp suất khí trời pa) → Δp/p; từ (2) → Δρ/ρ
      7. Kết quả tính cho thấy khi M=0,3, thì giá trị sai số này khá bé, vì thế khi chất khí chuyển động có M < 0,3 → người ta thường giả thiết chất khí là không nén được để dễ tính tóan với sai số không đáng kể.

      Em tham khảo thêm tài liệu khác nhé.
      Mong em hiểu vấn đề.

      Thân

      DATECHENGVN

  62. thầy ơi cho em hòi gợi ý để giải bài này, áp dụng những công thức và định luật nào ?…Cám ơn thầy
    4)Vòi phun chữa cháy có dạng hình chóp cụt. Đường kính ở miệng vòi d=2cm.
    Vận tốc tia dòng ở miệng vòi là v=25m/s.Bỏ qua lực cản trong vòi. Xác định:
    a) Độ cao cực đại mà chất lỏng có thể phun tới theo phương thẳng đứng.
    b) Lực R cần phải giữ tại điểm A để cho vòi phun ở trạng thái ổn định.

    1. Em thân,
      Để giải được câu b), đề em phải bổ sung đường kính D của ống dẫn.
      Đề được giải như sau:
      Để tìm độ cao tối đa của tia nước khi phun theo phương thẳng đứng: em phải giả thiết bỏ qua lực cản của không khí. Em áp dung phương trình năng lượng bỏ qua tổn thất do ma sát cho 2 mặt cắt ở miệng ra (có vận tốc là v1, áp suất p1 bằng áp suất khí trời, z1=0) và tại điểm cao nhất của tia nước (có vận tốc v2=0, áp suất p2 bằng áp suất khí trời, z2=hmax), em sẽ tìm được cột nước tối đa tính từ miệng vòi là:
      hmax
      Để tìm lực giữ (có nghĩa là phản lực của thành vòi) R:
      Gọi mặt cắt ở trước vòi là 0-0. Em có thể tìm được vận tốc v0, thông qua phương trình liên tục:
      Q = V.A = const.
      từ đó suy ra v0.
      Áp dụng phương trình động lượng cho mặt kiểm tra chứa hai mặt cắt ướt qua 0-0 và 1-1.
      từ đó em tìm ra được R, nhớ bỏ qua lực ma sát, bỏ qua trọng lượng khối nước trong mặt kiểm tra.

      Chúc em giải được bài tập này.

      DATECHENGVN.

    2. có cao thủ nào giải dùm 1 bài tập giúp em với
      Liên Hệ 0997187011 xin hậu tạ em pó tay rùi (>.<)
      Đề :ở cuối ống dẫn với đường kính trong D= 350 mm nối với ống phun Lavan có đường kính của mặt cắt tới hạn. Dc = 150 mm và miệng ra có Da= 370 mm. Áp suất toàn phần ở miệng vào của ống Lavan Po = 20 KG/cm2 . Tính lực kéo của bulông A dùng để nối ống Lavan vào ống dẫn.
      đáp số : 14T=137KN

      1. Gợi ý giải bài tập:
        Cấu tạo và tính chất của ống Laval Xem ở tài liệu Internet (?)
        Hinh ong Laval
        Giả thiết: dòng ổn định (steady),chất khí lý tưởng (ideal gas), đẳng entropy (isentropic).
        Gọi mặt cắt 1-1 là mặt cắt vào; mặt cắt 2-2 là mặt cắt ra.
        1. vận tốc ra (v2 = ve) của dòng khí qua ống Laval được tính theo công thức (1) (xem ở trang web → LINK)
        Từ đó ta tìm được khối lượng dòng khí ra:
        QM = ρ2.v2.A2          (2)
        với ρ2 là khối lượng riêng của khí ở mặt cắt ra (=ρ của khí trời) và p2 (=pa) là áp suất khí trời
        và A2 là diện tích ướt ở mặt cắt ra.
        2. Để tìm ρ1 và v1 ở mặt cắt vào, ta áp dụng hai phương trình cho 2 mặt cắt 1-1 và 2-2:
        – Phương trình liên tục (Chương 3 Giáo án):
        ρ1.v1.A1 = QM          (3)
        – Phương trình Bernoulli (xem tài liệu 1tài liệu 2):
        Bernuli 4
        3. Để tìm lực giữ của bulông, hay phản lực R của thành ống, ta dùng phương trình động lượng (Chương 4 Giáo án).
        PT dong luong
        Trong đó P1 và P2 là áp lực do dòng khí tác dụng vào mặt cắt ướt. Lưu ý, nếu tính theo áp suất dư p1dư = p1 – pa, khi đó thành phần P2=0.
        Từ (5) ta tìm được R là đáp án của bài tóan.
        Em hãy thử nghiên cứu áp dụng xem.
        Thân chào.

        DATECHENGVN

  63. Em đang làm bài tập cơ lưu chất, em bị vướng chỗ từ phương trình vận tốc tìm ra phươnng trình lưu lượng .Đề bài như sau
    Tìm phương trình đường dòng và lưu lượng Q cho biết các thành phần vận tốc :
    Ux= Q/2pi[x/(x^2+y^2)] ; Uy= Q/2pi[y/(x^2+y^2)] ; Uz=0

    Mong Thầy và các Bạn chỉ giúp em. Em chân thành cám ơn!

    1. Hoa thân,
      Đây là bài tóan trong chương chuyển động thế phẳng. Câu hỏi không rõ ràng ! Phải hỏi là : tìm lưu lượng (q) trên một đơn vị chiều dày (1m) qua một đọan cong bất kỳ nối 2 điểm A(xA; yA) và B(xB; yB)
      CÁCH GIẢI:

      1. Từ trường vận tốc, em kiểm tra điều kiện chảy có thế.
      2. Nếu đúng là dòng chảy phẳng có thế, em đi tìm hàm dòng ψ
      3. Lưu lượng được tính như là giá trị tuyệt đối của: [ψ(A)-ψ(B)]
      4. Thân chào em.

        DATECHENGVN

      1. Em cám ơn thầy rất nhiều .!
        đây là bài tập 3.7 sách Cơ Học Thủy Khí Ứng Dụng thầy ạ.
        trong sách cho đáp số là Q=2pi.r.u
        em dùng định lí Hemholtz chứng minh được đây là chuyển động thế và em đã tìm được hàm dòng
        Y=Q/2pi( actag x/y+actagy/x) +c thực sự em bế tắc cách tìm lưu lượng Q. Nếu giả sử tai 2 điểm A(a,b);B(a1,b1) dựa vào đây để tìm Q. Em lại không thể tìm ra được đáp số trên.

        1. Hòa thân,
          Sau khi thầy xem đề bài tập của em, thầy thấy đề này không rõ ràng và cần phải chỉnh lại như sau:
          3.7 Tìm phương trình đường dòng và lưu lượng Q (m2/s) trên một đơn vị chiều dày đi xuyên qua vòng tròn tâm O(0;0) bán kính r khi cho biết các thành phần vận tốc :

          Ux ; Ux;
          uz = 0.
          Cách giải:
          Nhận xét:

          1. Đây là chuyển động phẳng trên mặt phẳng XOY
          2. Lập tỉ số
            uyux.

            Ta thấy vận tốc u đi qua tâm O. Do đó ur = u. và uө=0.

            Suy ra: ux = ur.cos(ө)
          3. Từ đó ta tìm được:
            ur

            và uө=0          (2)
            (Lưu ý: r và ө là biến trong tọa độ cực với : x = r.cos(ө); y= r.sin(ө) )
          4. Từ (1) & (2) ta suy ra đây là chuyển động của điểm nguồn (Q>0) hoặc hút (giếng) (Q<0).
            Do đó ta rút ra được kết luận sau:
            • Hàm dòng là
              Xi
            • Đường dòng là các đường có giá trị ψ= const. Nên đường dòng có phương trình ө= const (trong tọa độ cực), và là các đường thẳng xuyên tâm O, có phương trình: y=C.x , với C là hằng số (trong tọa độ Descartes).
            • Lưu lượng trên một đơn vị chiều dày xuyên qua vòng tròn tâm O bán kính r sẽ bằng vận tốc (u) tại một điểm trên vòng tròn (tất cả các điểm trên vòng tròn có cùng suất vận tốc và xuyên tâm) nhân cho chu vi vòng tròn (2πr). Do đó: Q = 2πru.

          Em có thể tham khảo Chương 6, Chuyển động thế phẳng, trong tài liệu lý thuyết Cơ Lưu Chất của thầy để hiểu rõ hơn về chuyển động của điểm nguồn hoặc hút (giếng).
          Thân.

          DATECHENGVN

          1. Thực sự em vẫn chưa hiểu lắm thầy ạ.! em không biết Q trong cái phương trình vận tốc nó chỉ là hằng số hay nó liên quan tới cái lưu lượng mà mình cần?. Nếu không cần phụ thuộc vào kết quả đã có thì và không cần phải bổ sung thêm dữ liệu thì có cách nào để mình tìm được lưu lượng Q không?.
            Cảm ơn Thầy rất nhiều!

          2. Hòa thân,
            Có lẽ thầy sẽ trình bày cách 2, dùng hệ tọa độ Descartes cho dễ thấy. Ta có các công thức sau:

            x
            x

            Tính u dựa vào ux và uy đề đã cho, ta được:
            x
            x
            Từ đó, suy ra kết quả:
            Q = 2πru
            Q chính là lưu lượng trong công thức và kết quả giống như thầy đã giải khi dùng tọa độ cực và tính chất chuyển động thế : điểm nguồn và điểm hút (giếng).
            Mong em hiểu rõ.
            Thân
            DATECHENGVN

          3. Hòa thân,
            1. Thầy khuyên em cần đọc lại chương 6 (chuyển động thế phẳng), phần chuyển động của điểm nguồn (giếng), để hiểu rõ hơn. Em có thể tải tài liệu ở đường LINK này: http://datechengvn.com/FMEP/DatevnCLC.htm.
            2. Lưu lượng Q có đơn vị là m2/s, chính là lưu lượng cần tìm.
            3. Lưu lượng này là lưu lượng thật, ví dụ trong trường hợp Q<0, là lưu lượng bơm lên của một giếng nước, chia cho bề dày tầng thấm. Còn nếu Q>0, thì chính là lưu lựơng em đổ vào giếng, để nước chảy ngược vào tầng thấm.
            4. Do đó tại một vị trí cách giếng một đọan r(m), nếu như ta có thể đo vận tốc thấm u (ux, uy), thì ta có thể tính được lưu lượng bơm (hoặc đổ vào) giếng, hoặc ngược lại.
            Em cần phải chịu khó đọc tài liệu và suy nghĩ thì mới thấu hiểu được !
            Thân chào em.
            DATECHENGVN.

  64. Xin nhờ thầy và các bạn giúp đỡ

    Bài tập: Vật thể gồm hình chóp gắn liền với nửa hình cầu chuyển động trong nước đứng yên với vận tốc v=15m/s, đầu tròn hình chóp đi trước.
    Tìm lực cản FD và công suất PD cần cho vật thể đó chuyển động, nếu diện tích cắt ngang của vật chuyển động A=0,25 m2 với Re >3,5×105 , hệ số lực cản có thể lấy CD =0,04 ( giống như đối với thân máy bay).
    Đáp số: R =114,6 KG = 1,124KN, N=23ml (đơn vị ?).

    Hình bài tập:

    Hinh_1

    xin chân thành cảm ơn!

  65. Xin thầy chỉ e bài toán này.
    1 piston có đường kính 50mm chuyển động đều trong một xilanh đường kính 50,1 mm. xác định độ giảm của lực tác dụng lên piston ( tính theo phần trăm) khi lớp dầu bôi trơn được đun nóng lên từ 20 độC lên 120 độC

    1. Công thức tính lực ma sát nhớt như sau:
      Công thức lực ma sát
      Khi nhiệt độ thay đổi, tất cả các giá trị trong công thức (1) xem như không thay đổi chỉ trừ độ nhớt μ. Tính sai số tương đối, ta được:
      Sai số lực ma sát
      Tra bảng hoặc dùng đồ thị để xác định giá trị chênh lệch tương đối của μ Theo nhiệt độ, từ đó tìm ra sự thay đổi của lực ma sát tương đối ΔFms/Fms.

      Mong em hiểu cách làm.

      Thân.

      DATECHENGVN

  66. Thầy ơi giải giùm em bài tập này với.trong sách nhưng không có hướng dẫn giải chỉ có đáp số, em làm ra kết quả không giống.
    em cảm ơn thầy nhiều.
    cho nước chảy từ bề A lên bể B chiều cao mực nước giữa 2 bể h=10m. đồng hồ đo áp suất tại A là 2at, áp suất chân không tại B là 0.5at. xác định lưu lượng dòng chảy trong ống biết tổng chiều dài đường ống là 20m đường kính ống là 10mm. bỏ qua trở lực cục bộ và giả sử chế độ dỏng chảy trong ống là chế độ chảy tần. độ nhớt của nước được tra ở 25 độ C.
    hình vẽ: http://www.mediafire.com/?aercg14hiv49bbs

    1. Hồng Nhựt thân,
      Trước hết thầy nhận thấy hình của em vẽ không chuẩn xác.

      • Điểm A phải ở trên mặt thóang của bể, nếu không bài tóan không xác định !
      • Nếu cho điểm A ở mặt thóang bể, như vậy em sẽ có được áp suất dư tại mặt thóang bể.
      • Em tìm giá trị áp suất dư tại mặt thóang bể B bằng – pck ở B
      • Áp dụng phương trình năng lượng giữa 2 mặt thóang ở 2 bể, có xét đến tổn thất dọc đường, bỏ qua tổn thất cục bộ
      • Hệ số tổn thất dọc đường trong trường hợp chảy tầng là λ = 64/Re
      • Sau đó em giải tìm được vận tốc V, rồi tìm được Q
      • Em nhớ, sau khi giải xong cần kiểm tra lại điều kiện chảy tầng, theo tiêu chuẩn Reynolds: Re < 2300.
      • Nếu điều kiện chảy tầng thỏa đáng thì giả thiết bài tóan là đúng, nếu không, thì giả thiết bài tóan không phù hợp
      • Em hãy giải lại xem nhé.

        Thân.

        DATECHENGVN,/span>

  67. thầy ơi, cho em xin file tài liệu nào có công thức các dạng bài tập về cơ lưu chất ( tính chất của lưu chất, tĩnh học lưu chất, động học lưu chất, động lực học lưu chất)
    em cám ơn thầy nhiều.

    1. TatQuyent thân.
      1. Mật mã em lấy ở trang “Diễn đàn Datechengvn”, chỉ dùng để đăng nhập vào trang Diễn đàn, để lấy mật mã mở tài liệu giáo án các môn học, không thể dùng để đăng nhập vào vùng thành viên cấp cao được !
      2. Muốn vào được bên trong vùng thành viên cấp cao, em phải đăng ký để được cấp một mật mã riêng cho thành viên cấp cao !!!
      3. Muốn trở thành thành viên cấp cao phải có điều kiện ! Thầy nghĩ đối với em chỉ cần lấy bài tập và mật mã mở tập tin giáo án cho môn học là đủ rồi (free), không cần vào khu vực thành viên cấp cao.
      4. Lấy mật mã mở giáo án, em hãy đến trang “Diễn đàn Datechengvn”, xem hướng dẫn.

      Thân.

      DATECHENGVN.

  68. thưa thầy! mong thầy hướng dẫn giúp em cách giải bài này với ạ!
    4.17: Hệ thống ống mô tả như hình 4.17. Hãy xác định tốc độ dòng chảy, lưu lượng, vẽ đường năng lượng và đường đo áp. Biết:
    d1 = 100mm, d2 = 200mm
    ω1 = 78.5 cm2, ω2 = 314 cm2, ω3 = 10cm2
    l1 = 150m, l2 = 50m
    z1 = 4m, z2 = 2.5m, z3 = 2m
    H1 = 8m
    http://i1297.photobucket.com/albums/ag25/machiatohcm/ddfd73f0-52e0-4cfb-98f9-8b1e79165e23_zps9430efc5.jpg
    em cảm ơn thầy ạ!

    1. Nhận định bài tóan:
      Vì đầu đề không cho hệ số ma sát, nên bài tóan này được giả thiết bỏ qua tổn thất năng lượng.
      Có nghĩa là năng lượng bảo tòan.
      Cách giải:

      • Áp dụng phương trình năng lượng giữa hai mặt cắt: mặt hồ chứa (mặt cắt 0-0) và mặt cắt dòng chảy ra không khí (mặt cắt 3-3). Em sẽ tìm được vận tốc V3
      • Tìm lưu lượng: Q = V33
      • Tính vận tốc trong đường ống 2: V2 = Q/ω2
      • Tính vận tốc trong đường ống 1: V1 = Q/ω1
      • Vì không có tổn thất năng lượng, nên đường năng là đường nằm ngang kéo dài từ mặt thóang hồ chứa đến mặt cắt ra
      • Đường cột nước đo áp là đường song song với đường năng, giảm đi một lượng động năng: V2/2g. Nghĩa là dọc ống 1, thì giảm một lượng: V12/2g. Dọc ống 2, giảm một lượng:V22/2g.

      Thực ra bài tóan này nên cho thêm tổn thất thì hợp lý hơn vì là đường ống ngắn.

      Mong em hiểu và làm được dễ dàng!

      DATECHENGVN.

  69. Em chào thầy ạ! thầy vui lòng hướng dẫn cho em cách giải 3 bài này! em co làm thử nhiều lần nhưng không tìm được cách giải! hồi học kì 2011 – 2012 em học cô BẢY và bị rớt môn này mặc dù em đã làm rất nhiều bài tập của cô cho nhưng vào phòng thi em bị mất phương hướng để giải đề nên em không làm tốt và bị rớt. Em co nghe mấy bạn học thầy nói thầy hướng dẫn làm bài tập tốt lắm và dễ hiểu lắm. Nên trong kì này em đăng kí để được học lớp của thầy. Em rất mong rằng kì này em sẽ qua được môn này để em có thể nhận được luận văn và ra trường em rất cám ơn thầy! Năm mới em kính chúc thầy nhiều sức khỏe, nhiều may mắn, niềm vui và thành công trong cuộc sống.
    1.9 Xác định lực ma sát tại thành trong của một đoạn ống dẫn nước ở 20oC, bán kính R = 80 mm, dài 10 m. Vận tốc tại các điểm trên mặt cắt ngang ống biến thiên theo quy luật:
    u = 0,5 (1 – r2/R2)
    Với r là bán kính tại điểm đang xét.
    1.10
    Xác định áp suất dư bên trong một giọt nước có đường kính d = 2mm. Nhiệt độ của nước là 25oC.
    1.11
    Một chất khí có khối lượng phân tử là 32 (kg/mole) ở điều kiện áp suất là 5 at, nhiệt độ 30oC.
    a.
    Xác định khối lượng riêng của chất khí.
    b.
    Xác định khối lượng riêng của chất khí này nếu giữ áp suất = const, nhiệt độ giảm còn 15oC.
    c.
    Xác định khối lượng riêng của chất khí này nếu giữ T = const, áp suất giảm còn 2 at.

    1. Bài 1.9:
      + Nhận định: Đây là bài tóan về tính lực ma sát nhớt dựa theo công thức ma sát nhớt của Newton:
      CT_MSNewton
      Vì tính đối xứng trục, ta thay truc oy thành trục or, với O nằm trên trục ống; r khỏang cách từ trục đến điểm tính nằm trên diện tích ướt, vuông góc trục.
      – Diện tích ma sát là diện tích mặt trụ, có bán kính là bán kính ống R;
      – μ tra phục lục 1.3, chất lỏng là nước ở 20oC, ta được μ=10-3N.s/m2
      – Lấy đạo hàm du/dr và định trị tại r=R,
      Ta được:
      CTMasatNewton_2
      Với: Daohamdudr_r=R
      suy ra:
      F = 2πRLμ.(1/R) = 2πL.μ (N) ;
      Thế giá trị vào, ta tìm được kết quả.
      Bài 1.10:
      + Nhận định: Đây là bài tóan về sức căng bề mặt. Em sử dụng công thức (1.11) trong tài liệu Chương 1.
      Vì bên ngòai giọt nước là áp suất khí trời, nên áp suất tính theo công thức (1.11) chính là áp suất dư bên trong giọt nước.
      Sức căng bề mặt σ, tra Phụ lục 1.3 hoặc Phụ lục 1.3a với chất lỏng là nước, nhiệt độ cho là 25 oC.
      Ta có thể giải tương đối dễ dàng.
      Bài 1.11:
      Câu a)
      + Nhận định: Đây là bài tóan liên quan đến khí lý tưởng, công thức (1.8.2) trong tài liệu Chương 1, ta có:
      p.V = (m/M).Ro.T
      + Giải:
      Sắp xếp lại, ta được:
      ρ=m/V=p.M/(Ro.T)
      Với:
      p = 5.at = 5x(9,81×104)=49,05×104 Pa
      M = 32 (kg/mole)
      T = 30oC = 30 + 273,15 = 303,15oK
      Ro=8.314 J/(mole.oK)
      Thế vào, ta tìm được:
      ρ=6,228 kg/m3
      Câu b)
      + Nhận định: Đây là trường hợp nén đẳng áp (p=const), sử dụng định luật Charles:
      + Giải:
      V/T = const → V1/T1=Vo/To, suy ra:
      Vo/V1=T1/To
      mà:
      ρo.Vo = ρ1.V1 = m = const
      Suy ra:
      ρ1 = ρo.Vo/V1 (CT1)
      = ρo.T1/To
      Với ρo = 6,228 kg/m3;
      To = 303,15oK
      T1 = 15oC = 15 + 273,15 = 288,15oK
      Ta tìm được:
      ρ=5,92 kg/m3
      Câu c)
      + Nhận định: Đây là trường hợp nén đẳng nhiệt (T=const), sử dụng định luật Boyle:
      + Giải:
      p.V = const → p1.V1=po.Vo, suy ra:
      Vo/V1=p1/po
      Thế vào công thức (CT1), ta được:
      ρ1 = ρo.p1/po
      Với p1=2 at.
      po=5 at.
      ta tìm được,
      ρ1 = 2,49 kg/m3
      ρ=2,49kg/m3

      Chúc em sớm thấu hiểu bài.

      Thân,

      DATECHENGVN

    1. Thân chào em,
      Nhìn vào hình vẽ, thầy có một số ý kiến như sau:

      1. Ở mặt cắt 1-1 là chảy xiết (Fr1 > 1)
      2. Ở mặt cắt 2-2 là chảy êm (Fr2 <1)
      3. Cần bổ sung thêm “bề rộng kênh không thay đổi, trước và sau bậc”
      4. Biểu đồ phân bố áp suất ở cuối bậc (Hình 1) vẽ không đúng vì đỉnh tam giác trắc đồ phân bố vận tốc không thể lên đến cao trình mực nước hạ lưu, mà chỉ có thể lên đến cao trình mực nước thượng lưu mà thôi!
      5. Trong trường hợp 2 (Hình 2), biểu đồ phân bố áp suất lên đến mặt thóang nước nhảy, nước nhảy xảy ra tại ngay chân đập. Thì cần có giả thiết là sự phân bố áp suất ở đây tuân theo quy luật thủy tĩnh, vì đường dòng ở đây không song song và thẳng, nên kết quả tích phân phương trình Euler theo phương pháp tuyến với đường dòng (các em học ở môn Cơ Lưu Chất, chương động lực học) thì ở mặt cắt này có tác động của lực ly tâm, sự phân bố áp suất do đó không tuân theo quy luật tĩnh học được!
      6. Sau khi điều chỉnh những vấn đề thầy nêu, áp dụng các phương trình: liên tục, động lượng đối với mặt kiểm tra bao quanh thể tích khối chất lỏng nằm trong mặt cắt 1-1, 2-2, thành rắn và mặt thóang, thì các em có thể tìm ra công thức yêu cầu

      Chúc các em giải được (họăc có ý kiến về kết quả) bài tóan này !

      Thân.

      DATECHENGVN

  70. Thưa thầy, khi em nhấp vào mục topics thì cũng gặp lỗi

    “Warning: Invalid argument supplied for foreach() in D:\Hosting\8725529\html\wordpress\wp-content\plugins\jetpack\jetpack.php on line 1171
    Bạn không có đủ quyền để xem trang này.”

    Thầy có thể gửi mật khẩu của các file giáo trình cơ lưu chất cho em được không ạ? email của em là 81104288@stu.hcmut.edu.vn. Em xin cảm ơn thầy rất nhiều!

    1. Duongthao2@gmail.com thân,

      Xin lỗi, nếu cách xưng hô không chuẩn !

      Thầy không biết em là sinh viên ngành nào ? khoa nào ? Trường nào ?
      Theo như câu hỏi, thầy đón nếu là SV, thì chắc là ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy. Không biết có đúng như vậy không ? Em học thầy cô nào ?

      Câu hỏi này có phải là bài tập của thầy cô cho hay không ?
      Nếu như là bài tập của thầy cô cho thì thầy nghĩ: tốt nhất, em nên
      gặp trực tiếp thầy cô sẽ có câu trả lời rất là nhanh chóng !

      Nếu như em tham khảo bài tập và dịch từ tài liệu nước ngòai, thì thầy
      có một số ý kiến như sau:

      1. Em nên chỉ ra tài liệu tham khảo
      2. Hình ảnh của em không được rõ cho lắm, đặc biệt là các tham số quan trọng
      3. Một số đại lượng vật lý trong các công thức không được định nghĩa rõ ràng, thầy nghĩ em có thể dùng tiếng Anh để trình bày vấn đề hơn là dịch, vì từ vựng Việt Nam mình chưa hòan tòan thống nhất, nên các thầy, các tác giả, các trường khác nhau dùng từ kỹ thuật hơi khác nhau! nên khi dịch từ kỹ thuật em nên minh họa từ gốc tiếng Anh để cho người đọc dễ hiểu.
      4. Vì vậy, thầy nghĩ rằng không phải không có người giúp được em ! nhưng vì vấn đề đặt ra và các khái niệm nêu lên chưa được rõ ràng lắm !
      5. Do đó, thầy nghĩ, nếu em minh họa rõ lại các hình, định nghĩa rõ lại các tham số, tốt nhất là bằng tiếng Anh, có thể minh họa đọan văn bản có liên quan, thì sẽ có người giúp em !

      Thân chào em.
      DATECHENGVN GROUP

  71. thưa thầy, thầy có thể chỉ em bài này được không thưa thầy?:
    dòng nước chảy ổn định trong ống nghiêng, cho L(AB)=1,524m; d(ống)=0,1524m; h1=0,127m; tỷ trọng Hg= 13,6. lực ma sát do nước tác dụng lên thành ống giữa 2 mặt cắt tại A và B là bao nhiêu?
    (thưa thầy, em không đưa hình vào được. Nhưng hình bài này giống bài Áp kế đo chênh có 2 chất lỏng – Chương 2).
    Em cám ơn thầy.

    1. Cách giải như sau:
      1. Tính hiệu cột nước đo áp (thế năng, áp suất sao, Δp*/γ) giữa 2 mặt cắt theo công thức đo chênh 2 chất lỏng như trong tài liệu (CLC Chương 2);
      2. Tính độ dốc thủy lực J = (Δp*/γ)/LAB ;
      3. Tính ứng suất ma sát nhớt tại thành ống, τ = γ.R.J;

        γ : trọng lượng riêng của chất lỏng chảy trong ống
        R: bán kính thủy lực (=D/4)

      4. Tính diện tích ma sát, A = πD.LAB;
      5. Tính lực ma sát, F = τ.A
      Thân chào em
      DATECHENGVN GROUP

    1. Để tải hình ảnh lên diễn đàn, em phải thực hiện các bước sau:

      1. Em phải có một tập tin ảnh (*.gif, *.png, *.jpg,..) và địa chỉ URL của tập tin này, có thể được chứa ở máy tính của em, liên kết với mạng Internet, You Tube, hoặc PhotoBucket
      2. Em lấy địa chỉ ảnh bằng phương pháp nhấp chuột vào ô: “Direct Link” chỉ ra của YouTube, hoặc Photobucket để copy vào bộ nhớ đệm như chỉ ra ở hình bên cho trường hợp Photobucket
      3. Hướng dẫn copy địa chỉ ảng URL, Direct Link

      4. Mở một thẻ (tab) mới ở trình duyệt (Firefox, IE,..), liên kết đến trang chủ của diễn đàn Datechengvn
      5. Nhấp chuột vào dòng chữ Đăng nhập ở cột phía phải (lướt trang web cho đến khi nào tìm thấy) để đăng nhập vào bên trong của diễn đàn bằng tên tài khỏan và mật mã đã tạo ra trước đó
      6. Đưa chuột đến dòng chữ “New” ở gốc cao bên trái, rồi nhấp vào “Topic“, khung sọan thảo văn bản sẽ hiện ra
      7. Muốn tải ảnh lên trang sọan thảo thì em phải chọn chế độ sọan thảo là HTML, bằng cách nhấp chuột vào thẻ HTML ở gốc cao bên phải khung sọan thảo
      8. Nhấp chuột vào nút lệnh (icon) img ở phía trên khung sọan thảo
      9. Một cửa sổ nhập liệu xuất hiện với yêu cầu: “Enter the URL of the image” có một hộp nhỏ bên dưới, em xóa cụm từ http://, đưa chuột vào ô này, nhấp phím phải chuột, một drop down menu xuất hiện, em nhấp chuột vào lệnh Paste, để chép địa chỉ của ảnh mà lúc nảy em đã copy ở photobucket, họăc nhập địa chỉ URL bằng bàn phím cũng được, nhưng phải cẩn thận vì dễ nhầm lẫn!
      10. Nhấp nút lệnh OK, dòng lệnh liên kết đến URL của ảnh sẽ xuất hiện lên khung sọan thảo
      11. Nhấp chuột vào thẻ (Tab) hiển thị ở gốc cao bên phải khung sọan thảo thì sẽ thấy hình ảnh hiện ra trong khung
      12. Tiếp tục sọan thảo văn bản thông thường ở trên hoặc ở dưới hình ảnh ở chế độ hiển thị
      13. Để thay đổi kích thước ảnh, vị trí ảnh, nhấp phím trái chuột vào ảnh, hai hình nhỏ xuất hiện ở gốc cao bên trái của khung, nhấp chuột vào ảnh nhỏ này (nếu để chuột trên ảnh sẽ thấy dòng chữ Sửa ảnh hiện ra), khi đó cửa sổ sọan thảo ảnh sẽ xuất hiện
      14. Trên cửa sổ sửa ảnh có hướng dẫn bằng tiếng Việt

      Hãy xem ảnh minh họa của khung sọan thảo bên dưới:
      Ảnh khung sọan thảo Diễn Đàn
      Các em chỉ cần làm một lần thì sẽ quen và việc sọan thảo và tải ảnh lên rất dễ dàng và nhanh chóng !
      Thầy khuyên các em nên sở hữu tài khỏan của PhotoBucket (miễn phí) rất tốt và tiện để lưu giữ Video và Ảnh của riêng mình!

      Chúc em thành công!

      DATECHENGVN GROUP

    2. Để tải tập tin hình ảnh trực tiếp từ máy tính , em đăng nhập vào diễn đàn:
      – Nhấp chuột vào Diễn đàn Datechengvn,
      – Nhấp chuột vào Bảng thông tin,
      – Nhấp chuột vào “Topics“.
      – Nhấp chuột vào “Đã đăng
      – Đưa chuột đến dòng chữ “Hướng dẫn tải tập tin từ máy tính của bạn
      – Nhấp chuột vào chữ hiện ra “Xem
      – Cửa sổ chính hiện ra, bạn lướt trang web xuống dưới đến tựa:”Hướng dẫn tải tập tin từ máy tính của bạn
      – Đọc hướng dẫn.
      – Nhấp chuột vào nhóm từ: “TẢI TẬP TIN
      – Thực hiện theo hướng dẫn.
      Chúc em tải thành công

      DATECHENGVN GROUP

  72. thầy cho em hỏi, van hình vuông có cạnh a=1m đặt nghiêng góc 30 độ đựng dầu.
    tính trọng lượng riêng của van là bao nhiêu để dầu không thoát ra ngoài được. em cám ơn thầy

    1. Thùy Giang thân,
      Câu hỏi của em không rõ:

      • Không có hình ảnh rõ ràng
      • Cao trình mặt thóang trong bình là bao nhiêu ? và trên đó áp suất dư là bao nhiêu ?
      • Cho kích thước của van vuông với cạnh là a, chưa đủ vì ta mới biết diện tích mà chưa biết thể tích thì không thể tính được trong lượng riêng của vật liệu làm cửa van, như vậy phải cho thêm bề dày của van

      Nếu em biết các thông tin đó em tính như sau:

      • Trong lượng của van G, thẳng đứng, hướng xuống đặt tại trọng tâm C của van
      • Tính cánh tay đòn của lực G đến trục quay, LG
      • Tính áp suất dư tại trọng tâm C của cửa van theo công thức:
      • pc = po + γhc
        với: po : áp suất dư tại mặt thóang của dầu;
        γ : trọng lượng riêng của dầu;
        hc: độ sâu trọng tâm C của van so với mặt thóang

      • Tính diện tích cửa van: A = axa
      • Tính áp lực dầu tác động vào cửa van
      • P = pc.A

      • Tính áp suất tại cạnh trên cửa van, pA
      • Tính áp suất tại cạnh dưới cửa van, pB
      • Tính điểm đặt lực D, BD = (2.pA+pB)/(pA+pB)
      • Tính cánh tay đòn của áp lực P, LD, khỏang cách từ điểm D đến trục quay
      • Áp dụng phương trình cân bằng moment đối với trục quay. ta có thể tính được G như sau:
      • G = PxLD/LG

      • Sau khi biết được G và biết được thể tích của van V, ta có thể xác định trong lượng riêng của vật liệu làm cửa van = G/V.

      Giá trị cụ thể thì dựa vào hình vẽ và số liệu cho của bài tóan mà xác định !

      Thân chào em.

      DATECHENGVN GROUP.

  73. Xin lỗi vì đã làm phiền thầy nhưng em đã làm theo hướngdẫn của thầy ở trên. Tới bước click vào ” 3 topics ” nhưng lại hiện ra thông báo sau
    Warning: Invalid argument supplied for foreach() in D:\Hosting\8725529\html\wordpress\wp-content\plugins\jetpack\jetpack.php on line 1171
    Bạn không có đủ quyền để xem trang này.
    Em đã thử nhiều lần nhưng không được, mong thầy cho em xin pass để mở tài liệu

  74. Sao em làm các bước như thầy nói rồi nhưng khi click vào mục topic no lại thông báo thế này”Warning: Invalid argument supplied for foreach() in D:\Hosting\8725529\html\wordpress\wp-content\plugins\jetpack\jetpack.php on line 1171
    Bạn không có đủ quyền để xem trang này.”
    Em ko thấy được password thầy à.

    1. Em thân,
      Sao tất cả mọi người đều lấy được mà em không lấy được !!!
      Thầy nhắc lại quy trình:
      1. Em vào “trang chủ” của “Diễn đàn Datechengvn”;
      2. Tìm và nhấp vào dòng “Đăng nhập” ở cột bên phải;
      3. Làm thủ tục đăng nhập: cung cấp tên tài khoản và mật mã của em;
      4. Nếu hoàn tất, trang thành viên cấp một của em xuất hiện; để chuột vào “Diễn đàn” ở góc cao bên trái;
      5. Dòng chữ “Bảng thông tin” xuất hiện, em nhấp chuột vào đây.
      6. cửa sổ khác mở, em nhấp chuột vào “3 Topics”;
      7. Sau đó nhấp chuột vào “Mật mã môn CLC”, tài liệu được mở, em có thể đọc được mật mã.

      Em kiểm tra thao tác lại xem, năng động lên!

      Thân chào em.

      DATECHENGVN GROUP

  75. SAo em làm đúng như thầy nó rồi. Nhưng khi click vào muc toppic no lại ra thế này ”
    Warning: Invalid argument supplied for foreach() in D:\Hosting\8725529\html\wordpress\wp-content\plugins\jetpack\jetpack.php on line 1171
    Bạn không có đủ quyền để xem trang này.”
    Em k thấy được password đâu cả thầy ơi.

  76. thầy ơi sao e làm theo như thầy hướng dẫn:đăng nhập vào site “Diễn Đàn Datechengvn”;
    – Nhấp chuột vào dòng chữ “Diễn Đàn Datechengvn” ở góc cao bên trái nằm trong vệt đen nó không xuất hiện dòng chữ ” Topics” mà nó xuất hiện như thế này thầy ơi:
    Discussion
    0 Forums
    1 Topic
    0 Replies
    0 Topic Tags
    e phải làm thế nào nữa hả thầy?

    1. Các em thân,
      Hiện nay em đã là thành viên cấp một của website Datechengvn, em có thể lấy được mật mã của bài giảng Cơ Lưu Chất theo thủ tục như sau:
      – Em đăng nhập vào site “Diễn Đàn Datechengvn”;
      – Nhấp chuột vào dòng chữ “Diễn Đàn Datechengvn” ở góc cao bên trái nằm trong vệt đen;
      – Dropdown menu sẽ trải xuống;
      – Em đặt chuột trên dòng chữ ” Topics”, sẽ xuất hiện một menu;
      – Em nhấp chuột vào dòng chữ: “All Topics”;
      – Sau đó em nhấp chuột vào dòng chữ “Mật mã”, em sẽ tìm thấy được mật mã trong đó.
      Chúc em thành công.
      Thân.

      DATECHENGVN GROUP.

    1. Em nên đăng nhập vào diễn đàn bằng địa chỉ email đã đăng ký ở lớp, bất kỳ dạng email nào (student, yahoo, gmail,…,) miễn rằng đó là email thật ! nếu không em sẽ không thể đăng nhập vào hệ thống để trở thành thành viên của diễn đàn được !
      Thân!
      DATECHENGVN GROUP

  77. Thưa Thầy!
    Em đã phổ biến lời thầy trên lớp. Các bạn cũng đang làm. em sẽ tập hợp các file bài tập của các bạn và nộp lại cho thầy (qua mail) vào tuần sau. Sau khi tải bài giảng của Thầy em xem và học nên cũng đã nắp được trọng tâm của bài. Em cảm ơn Thầy.
    Kính chào thầy!
    Em Hiếu

  78. Thưa Thầy!
    Em là Trần Trung Hiếu lớp trưởng của lớp học ngoài Nha Trang. Sau khi nhận được sự hướng dẫn của Thầy em đã hoàn tất thủ tục đăng ký trên diễn đàn, cũng như tài liệu môn học Cơ Lưu Chất. Em rất cảm ơn Thầy đã giúp đỡ em. Nhưng Em vẫn có 1 số vấn đề mong muốn Thầy giúp đỡ em thêm:
    1. Nhờ thầy tóm tắt lý thuyết và công thức chính yếu của môn Cơ Lưu Chất dành cho lớp học của em ngoài NT.
    2. Ứng với nhóm công thức đó ta thường vận dụng là những nhóm bài tập nào? (Nếu có bài giải mẫu là tốt nhất) và ứng dụng thực tế của nó.
    Em xin cảm ơn Thầy.
    Kính chào Thầy!

    1. Hiếu thân !

      Đối với lớp của em, ở Nha Trang, những điểm chính yếu cần nắm bắt như sau:
      1. Chương 2 (Tĩnh học): áp suất, áp suất tuyệt đối, áp suất dư, áp suất chân không, công thức tính áp suất; áp lực chất lỏng (do áp suất dư) tác dụng lên một diện tích phẳng (hình chữ nhật, hình tròn, tam giác).
      2. Chương 3 & 4: phương trình liên tục của dòng lưu chất không nén được (chất lỏng), ổn định, một chiều dưới tác dụng của trọng lực; phương trình năng lượng dòng chất lỏng (chất lỏng thực: có ma sát, có tổn thất năng lượng & chất lỏng lý tưởng: không ma sát, không tổn thất năng lượng) chuyển động ổn định.
      3. Chương 7: Dòng chảy đều trong ống tròn: tổn thất dọc đường, tổn thất cục bộ, công thức Darcy, công thức Chezy để tính tổn thất dọc đường và công thức tính tổn thất cục bộ; đường ống đơn giản, đường ống nối tiếp, đường ống song song và đường ống phân nhánh nối các bồn chứa.

      Các em chọn các bài tập các chương nêu trên, đã nhận được qua mạng làm và nộp qua mạng (tối đa là 8 bài) để được điểm bài tập; ngoài ra khi thi có thể sử dụng các loại công cụ tính toán (tùy thích) và được phép sử dụng bất kỳ loại tài liệu nào; nhưng không được sao chép lẫn nhau. Điểm giữa kỳ chiếm trọng số 20%, cuối kỳ 80%, bài tập cộng thêm mỗi bài đúng (1/4 điểm) cộng vào cuối kỳ, điểm trung bình để qua môn học là 5/10.

      Các em xem phần tóm tắt của thầy ở phần đăng tải nhé.

      Thân chào các em, chúc các em học tốt!

      Thầy.

      DATECHENGVN GROUP.

  79. Cảm ơn thầy!

    Thầy và các bạn có thể giúp mình giải thích áp suất chất lỏng trong bình đặt trong thang máy chuyển động thẳng đứng sẽ tăng hay giảm như thế nào ?

    cảm ơn thầy !

      1. ĐIỂM THI HỌC KỲ II
        Thưa Thầy.
        Em tên : Lê Minh Quang
        MSSV : 20801665
        Nhóm : A07-C
        Em học lớp : Cơ lưu chất , chiều thứ 4 , tiết 10 đến 12 , 3h-5h, phòng 305B4, học kỳ II năm 2011-2012
        Em được : 4,5đ thi cuối kỳ
        Thầy oi cho e hỏi :
        1/ Hôm thi e làm được 6 câu ( có 1 câu khác kết quả trong đáp án , e ghi vào phía dưới tờ trắc nghiệm ) , trước khi ghi e có hỏi giám thị coi thi.
        2/ Điểm cuối kỳ Thầy có cộng điểm trong lớp chưa? ( trong lớp e lên bảng được 4 lần ,được cộng 1đ)
        Em mong thầy xem xét lại bài thi dùm em.
        Em xin chân thành cám ơn .

Trả lời